Danh mục đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại thị trường trong nước bao gồm những gì?
Danh mục đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại thị trường trong nước bao gồm những gì?
Theo Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Danh mục đầu tư và phương thức đầu tư
1. Danh mục đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại thị trường trong nước bao gồm:
a) Công cụ nợ của Chính phủ, bao gồm trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc Nhà nước, công trái xây dựng Tổ quốc;
b) Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
c) Tiền gửi tại các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước trên 50% vốn điều lệ; không thực hiện đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại các ngân hàng thương mại đang được kiểm soát đặc biệt;
d) Trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước trên 50% vốn điều lệ; không thực hiện đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại các ngân hàng thương mại đang được kiểm soát đặc biệt.
2. Đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại thị trường quốc tế là trái phiếu Chính phủ.
3. Phương thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm tự đầu tư, ủy thác đầu tư tại thị trường trong nước, thị trường quốc tế.
4. Chính phủ quy định lộ trình đa dạng hóa, tiêu chí danh mục đầu tư, cơ cấu đầu tư và phương thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo đảm nguyên tắc quy định tại Điều 121 của Luật này.
Theo đó danh mục đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại thị trường trong nước bao gồm:
- Công cụ nợ của Chính phủ, bao gồm trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc Nhà nước, công trái xây dựng Tổ quốc;
- Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
- Tiền gửi tại các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước trên 50% vốn điều lệ; không thực hiện đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại các ngân hàng thương mại đang được kiểm soát đặc biệt;
- Trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước trên 50% vốn điều lệ; không thực hiện đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại các ngân hàng thương mại đang được kiểm soát đặc biệt.
Danh mục đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại thị trường trong nước bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Theo đó quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
Quỹ bảo hiểm xã hội chi cho những khoản tiền nào?
Theo Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
1. Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đối tượng theo quy định tại Chương V, Chương VI của Luật này và trợ cấp hằng tháng quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Chi đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng sau đây:
a) Người đang hưởng lương hưu;
b) Người nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
c) Người nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
d) Nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
đ) Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
3. Chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 120 của Luật này.
5. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định tại Mục 2 Chương này.
Theo đó sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội chi cho các khoản tiền sau:
- Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đối tượng theo quy định và trợ cấp hằng tháng.
- Chi đóng bảo hiểm y tế.
- Chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
- Chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội theo quy định.
- Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025.











- Chính thức: CCVC và người lao động nghỉ thôi việc theo Công văn 1767 sẽ được giải quyết việc tự nguyện nghỉ việc khi đáp ứng điều kiện nào?
- Biên chế lại cán bộ công chức cấp xã, cấp huyện khi sáp nhập xã, bỏ huyện thế nào theo Tờ trình 624?
- Nghị định 178: Phải nghỉ việc đối với người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội thì ngân sách chi trả chế độ lấy từ đâu?
- CCVC và người lao động có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi và đáp ứng điều kiện gì thì được giải quyết việc tự nguyện nghỉ việc khi sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Chính thức: Số tiền giải quyết chính sách nghỉ thôi việc cho cán bộ công chức tại khu vực Thủ đô được dự toán là trách nhiệm của ai?