Danh hiệu Lao động tiên tiến dành cho lao động hợp đồng trong tổ chức cơ yếu đạt tiêu chuẩn gì?

Danh hiệu Lao động tiên tiến để tặng hằng năm cho lao động hợp đồng trong tổ chức cơ yếu đạt các tiêu chuẩn gì?

Danh hiệu Lao động tiên tiến dành cho lao động hợp đồng trong tổ chức cơ yếu đạt tiêu chuẩn gì?

Theo Điều 13 Thông tư 118/2023/TT-BQP quy định:

Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”, “Lao động tiên tiến”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” để tặng hằng năm cho quân nhân, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng; dân quân thường trực, dân quân tự vệ cơ động đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội;
b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; 100% nội dung thi hoặc kiểm tra đạt yêu cầu, trong đó có 75% trở lên đạt khá, giỏi;
c) Có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua, đóng góp tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
2. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” để tặng hằng năm cho lao động hợp đồng; người làm việc trong tổ chức cơ yếu, người lao động thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó danh hiệu Lao động tiên tiến để tặng hằng năm cho lao động hợp đồng trong tổ chức cơ yếu đạt các tiêu chuẩn sau:

- Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội;

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; 100% nội dung thi hoặc kiểm tra đạt yêu cầu, trong đó có 75% trở lên đạt khá, giỏi;

- Có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua, đóng góp tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Danh hiệu Lao động tiên tiến dành cho lao động hợp đồng trong tổ chức cơ yếu đạt tiêu chuẩn gì?

Danh hiệu Lao động tiên tiến dành cho lao động hợp đồng trong tổ chức cơ yếu đạt tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)

Ai là người được làm việc trong tổ chức cơ yếu?

Theo Điều 23 Luật Cơ yếu 2011 quy định:

Người làm việc trong tổ chức cơ yếu
1. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu bao gồm:
a) Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu (sau đây gọi là người làm công tác cơ yếu);
b) Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu;
c) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này (sau đây gọi là người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu).
2. Chính phủ quy định ngạch, chức danh người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

Theo đó người làm việc trong tổ chức cơ yếu sẽ gồm 3 nhóm đối tượng sau đây:

- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu là người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu.

- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu là người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu;

- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu là người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu trong trường hợp không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Cơ yếu 2011.

Nguyên tắc xếp lương đối với người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định:

Nguyên tắc xếp lương và thực hiện chế độ tiền lương
...
2. Đối với người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu:
a) Nguyên tắc xếp lương:
Người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc đối tượng nào, đảm nhiệm công việc gì thì xếp lương theo quy định đối với đối tượng đó, công việc đó, cụ thể như sau:
Người làm công tác cơ yếu tùy thuộc vào chức danh công việc đảm nhiệm để xếp lương cấp hàm cơ yếu hoặc lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu theo quy định tại Thông tư này.
Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu được bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức nào thì xếp lương theo ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức đó.
b) Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương:
Người làm công tác cơ yếu nếu chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thì được xếp lại lương phù hợp với công việc mới đảm nhiệm kể từ ngày chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu. Trường hợp hệ số lương cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) xếp theo công việc mới thấp hơn so với hệ số lương cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) đã được hưởng theo công việc cũ, thì được bảo lưu hệ số chênh lệch; hệ số chênh lệch này sẽ giảm tương ứng sau mỗi lần được nâng bậc lương.
Theo yêu cầu nhiệm vụ, người làm công tác cơ yếu đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác trong tổ chức cơ yếu mà có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn, thì được giữ mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ. Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn, thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.
Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương phải theo đúng đối tượng, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng quy định tại Thông tư này và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.

Theo đó đối với người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân thì xếp lương như sau:

Người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc đối tượng nào, đảm nhiệm công việc gì thì xếp lương theo quy định đối với đối tượng đó, công việc đó, cụ thể như sau:

- Người làm công tác cơ yếu tùy thuộc vào chức danh công việc đảm nhiệm để xếp lương cấp hàm cơ yếu hoặc lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu theo quy định tại Thông tư 07/2017/TT-BNV.

Lao động tiên tiến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cán bộ công chức viên chức được tặng danh hiệu Lao động tiên tiến khi đáp ứng điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Mức tiền thưởng danh hiệu Lao động tiên tiến mà cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nhận là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mẫu báo cáo thành tích cá nhân xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến mới nhất là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Danh hiệu Lao động tiên tiến dành cho lao động hợp đồng trong tổ chức cơ yếu đạt tiêu chuẩn gì?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến trong lĩnh vực công tác dân tộc thế nào?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn để cá nhân công tác trong ngành Kiểm sát được xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến là gì?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào không bình xét danh hiệu Lao động tiên tiến đối với công chức thuộc Bộ Nội Vụ?
Lao động tiền lương
Không xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến đối với công chức thuộc Bộ Giao thông vận tải trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Thời gian dùng để bình xét danh hiệu Lao động tiên tiến của công chức thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có bao gồm thời gian nghỉ chế độ thai sản không?
Lao động tiền lương
Không xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến đối với công chức thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong trường hợp nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lao động tiên tiến
154 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lao động tiên tiến

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lao động tiên tiến

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn thi đua khen thưởng trong lĩnh vực lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào