Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa có được từ chối công việc chưa được đào tạo không?
Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa có được từ chối công việc chưa được đào tạo không?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
Quyền hạn, trách nhiệm của Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế
1. Quyền hạn
a) Yêu cầu đơn vị thiết kế cung cấp hồ sơ kỹ thuật và tạo điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ;
b) Bảo lưu và báo cáo lên cấp trên ý kiến khác với quyết định của thủ trưởng đơn vị về kết luận đánh giá thiết kế phương tiện, sản phẩm công nghiệp;
c) Được ký và sử dụng ấn chỉ nghiệp vụ khi thiết lập hồ sơ thẩm định thiết kế cho phương tiện, sản phẩm công nghiệp theo quy định hiện hành;
d) Từ chối thẩm định thiết kế phương tiện, sản phẩm công nghiệp nếu công việc được phân công chưa được đào tạo hoặc vượt quá năng lực chuyên môn của đăng kiểm viên.
2. Trách nhiệm
a) Thực hiện thẩm định thiết kế khách quan, đúng pháp luật, phù hợp với các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đăng kiểm;
b) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công việc được phân công trước lãnh đạo đơn vị và trước pháp luật.
Theo đó, đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa được quyền từ chối thẩm định thiết kế phương tiện, sản phẩm công nghiệp nếu công việc được phân công chưa được đào tạo.
Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa có được từ chối công việc chưa được đào tạo không? (Hình từ Internet)
Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên thẩm định thiết kế
1. Nhiệm vụ
a) Thẩm định hồ sơ thiết kế, tài liệu hướng dẫn quy định tại Điều 3 Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22/9/2015 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 16/2023/TT-BGTVT ngày 30/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa);
b) Lập hồ sơ liên quan đến việc thẩm định thiết kế;
c) Tính giá dịch vụ, lệ phí thẩm định thiết kế theo quy định;
d) Hướng dẫn thực tập nghiệp vụ cho đăng kiểm viên thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế;
đ) Kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ để công nhận đăng kiểm viên thẩm định thiết kế.
2. Phạm vi thực hiện: theo nội dung thực tập và đạt yêu cầu về kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa.
Theo đó, đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa có những nhiệm vụ như sau:
- Thẩm định hồ sơ thiết kế, tài liệu hướng dẫn;
- Lập hồ sơ liên quan đến việc thẩm định thiết kế;
- Tính giá dịch vụ, lệ phí thẩm định thiết kế theo quy định;
- Hướng dẫn thực tập nghiệp vụ cho đăng kiểm viên thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế;
- Kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ để công nhận đăng kiểm viên thẩm định thiết kế.
Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Tiêu chuẩn đăng kiểm viên thẩm định thiết kế
1. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
2. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
3. Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa theo quy định tại điểm 1.5 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đã thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế tối thiểu 06 (sáu) tháng đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa theo quy định tại điểm 2.3 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Đạt yêu cầu về kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa trước khi công nhận lần đầu.
Theo đó, đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
- Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa theo quy định.
- Đã thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế tối thiểu 06 tháng đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa.
- Đạt yêu cầu về kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa trước khi công nhận lần đầu.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?