Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam đã đề ra bao nhiêu nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2023-2028?
Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam đã đề ra bao nhiêu nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2023-2028?
Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra từ ngày 01-03/12/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Hà Nội với 1.095 đại biểu đại diện cho hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn cả nước. Sau 3 ngày làm việc, với tinh thần phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, trách nhiệm cao, Đại hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.
Căn cứ tiểu mục 2.4 Mục I Quyết Nghị ban hành kèm theo Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13, tại Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam thống nhất đề ra 08 nhóm nhiệm vụ giải pháp nhiệm kỳ 2023 – 2028, cụ thể như sau:
1. Tập trung thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, người lao động.
2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động; đổi mới tổ chức các phong trào thi đua yêu nước.
3. Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; thu hút, tập hợp đông đảo người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam.
4. Tham gia xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
5. Tập trung thành lập Ban nữ công công đoàn cơ sở, nhất là ban nữ công quần chúng tại doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước.
6. Đẩy mạnh công tác đối ngoại, mở rộng hợp tác quốc tế.
7. Xây dựng nguồn tài chính đủ mạnh để thực hiện tốt nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
8. Đổi mới phương thức hoạt động công đoàn theo hướng khoa học, sát cơ sở, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, công đoàn cấp trên phục vụ công đoàn cấp dưới.
Xem chi tiết Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13: Tại đây.
Xem thêm
>>> Tổ chức Công đoàn Việt Nam có mấy cấp?
>>> Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 13 có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?
Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam đã đề ra bao nhiêu nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2023-2028?
Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức nhiệm kỳ bao lâu một lần?
Tại Điều 8 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định:
Đại hội công đoàn các cấp
...
2. Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần. Trường hợp khi có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp dưới cho phù hợp với nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên nhưng không vượt quá 30 tháng. Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.
3. Đại hội công đoàn có hai hình thức: Đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên.
...
Theo đó, đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần.
Quyền của đoàn viên công đoàn gồm những gì?
Căn cứ Điều 18 Luật Công đoàn 2012 quy định về quyền của đoàn viên công đoàn như sau:
Quyền của đoàn viên công đoàn
1. Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
2. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
3. Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
4. Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
5. Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
6. Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
7. Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.
Theo đó, đoàn viên công đoàn có các quyền sau đây:
- Được yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
- Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
- Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
- Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
- Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
- Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
- Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.











- Chốt toàn bộ đối tượng phải nghỉ việc khi sắp xếp tổ chức bộ máy theo Công văn 1767 khi không đáp ứng 03 tiêu chí tại Nghị định 178, cụ thể ra sao?
- Nhà nước bắt đầu áp dụng chế độ tiền lương mới thay thế cho hệ thống bảng lương hiện hành của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì thực hiện BHXH ra sao?
- Quyết định mốc thời gian bỏ lương cơ sở của CBCCVC và LLVT, thay thế mức lương cơ bản chiếm 70% tổng quỹ lương được đề xuất là khi nào?
- Chốt thời điểm mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng bị bãi bỏ đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì mức tham chiếu áp dụng cho họ không thấp hơn bao nhiêu?
- Quyết định chi thưởng cho cán bộ công chức có tài năng có thể lấy từ nguồn tiền thưởng nào của cơ quan ngoài quy định tại pháp luật về thi đua?