Đã có Công văn 1759 năm 2025: Chốt ai phải định kỳ 06 tháng hằng năm gửi báo cáo về tình hình cho thuê lại lao động cho Bộ Nội vụ?

Chốt định kỳ 06 tháng, hằng năm ai phải gửi báo cáo về tình hình cho thuê lại lao động cho Bộ Nội vu theo Công văn 1759?

Đã có Công văn 1759 năm 2025: Chốt ai phải định kỳ 06 tháng hằng năm gửi báo cáo về tình hình cho thuê lại lao động cho Bộ Nội vụ?

Căn cứ tại Công văn 1759/BNV-CTL-BHXH năm 2025 về việc tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về cho thuê lại lao động quy định như sau:

Trên cơ sở theo dõi, tổng hợp, nắm tình hình thực tiễn về hoạt động cho thuê lại lao động thời gian qua cho thấy hoạt động cho thuê lại lao động đang có xu hướng phát triển và mở rộng hoạt động tại các địa phương, việc tuân thủ quy định pháp luật cho thuê lao động tại một số doanh nghiệp chưa được đầy đủ ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người lao động.

Do đó, để đảm bảo hoạt động cho thuê lại lao động và quyền lợi của người lao động thuê lại theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019Nghị định 145/2020/NĐ-CP về điều kiện lao động và quan hệ lao động, Bộ Nội vụ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn, trong đó tập trung triển khai các nhóm nhiệm vụ trọng tâm như sau:

- Thực hiện việc cấp phép và quản lý hoạt động cho thuê lại lao động theo đúng quy định Bộ luật Lao động 2019Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

- Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền các quy định pháp luật về hoạt động cho thuê lại lao động, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, doanh nghiệp trong hoạt động cho thuê lại.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nắm tình hình hoạt động cho thuê lại lao động đối với các doanh nghiệp cho thuê lại và doanh nghiệp thuê lại lao động trên địa bàn, đặc biệt danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm theo đúng quy định.

- Phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại nhận tiền ký quỹ để cập nhật thường xuyên thông tin ký quỹ doanh nghiệp.

- Đôn đốc doanh nghiệp thực hiện công tác báo cáo định kỳ theo quy định pháp luật.

- Cập nhật thường xuyên các thông tin của doanh nghiệp được cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và người lao động biết.

- Gửi thông báo cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động; đồng thời tổng hợp, định kỳ 06 tháng, hằng năm gửi báo cáo về tình hình cho thuê lại lao động về Bộ Nội vụ theo quy định.

Như vậy, Bộ Nội vụ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn triển khai các nhiệm vụ trọng tâm tại Công văn 1759/BNV-CTL-BHXH năm 2025; trong đó việc gửi thông báo cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động phải đồng thời việc tổng hợp và doanh nghiệp cho thuê lại lao động định kỳ 06 tháng, hằng năm gửi báo cáo về tình hình cho thuê lại lao động về Bộ Nội vụ theo quy định.

Công văn 1759: Chốt định kỳ 06 tháng, hằng năm gửi báo cáo về tình hình cho thuê lại lao động, cụ thể như thế nào?

Đã có Công văn 1759 năm 2025: Chốt ai phải định kỳ 06 tháng hằng năm gửi báo cáo về tình hình cho thuê lại lao động cho Bộ Nội vụ? (Hình từ Internet)

Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa bao nhiêu tháng?

Căn cứ tại Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động
1. Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
2. Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
b) Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
c) Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
3. Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
b) Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
c) Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
4. Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Theo đó, thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.

Bên cạnh đó, bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong các trường hợp sau:

- Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;

- Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;

- Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

Người lao động thuê lại có quyền và nghĩa vụ gì theo quy định pháp luật?

Căn cứ tại Điều 58 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại
Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật này, người lao động thuê lại có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động;
2. Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát hợp pháp của bên thuê lại lao động;
3. Được trả lương không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;
4. Khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong trường hợp bị bên thuê lại lao động vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê lại lao động;
5. Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để giao kết hợp đồng lao động với bên thuê lại lao động.

Theo đó, ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động thuê lại còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động;

- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát hợp pháp của bên thuê lại lao động;

- Được trả lương không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;

- Khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong trường hợp bị bên thuê lại lao động vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê lại lao động;

- Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để giao kết hợp đồng lao động với bên thuê lại lao động.

Công văn 1759
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Đã có Công văn 1759 năm 2025: Chốt ai phải định kỳ 06 tháng hằng năm gửi báo cáo về tình hình cho thuê lại lao động cho Bộ Nội vụ?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công văn 1759
14 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào