Cụ thể tiền lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang là bao nhiêu?
- Cụ thể tiền lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang là bao nhiêu?
- Có bắt buộc nhận lương hưu trực tiếp tại cơ quan BHXH không?
- Mẫu giấy nhận tiền lương hưu là mẫu nào?
- Từ 1/7/2025 phải đóng bao nhiêu tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất?
Cụ thể tiền lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang là bao nhiêu?
>> Lịch chi trả lương hưu bằng tiền mặt cho người lao động chính thức
>> Chính thức chi trả lương hưu hàng tháng qua tài khoản ATM từ 12/2024
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 75/2024/NĐ-CP thì từ 1/7/2024 đã thực hiện tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang nghỉ hưu, cụ thể như sau:
- Đợt tăng lần 1: Tăng 15% cho đối tượng tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP.
- Đợt tăng lần 2: Tăng lương hưu lên 3.500.000 đồng/tháng hoặc tăng thêm 300.000 đồng chỉ áp dụng cho 07 đối tượng tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP đã được tăng lương hưu 15% nhưng vẫn có mức lương hưu dưới 3.500.000 đồng/tháng, cụ thể:
+ Tăng lên 3.500.000 đồng/tháng: đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.
+ Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng: đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng.
Đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang nghỉ hưu được hưởng mức tăng lương hưu đợt 1 thì số tiền lương hưu được hưởng sau tăng là:
Lương hưu mới = Lương hưu tháng 6/2024 x 1,15
Đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang nghỉ hưu được hưởng mức tăng lương hưu đợt 2 thì số tiền lương hưu được hưởng sau tăng là:
Lương hưu mới = 3.500.000 đồng/tháng
hoặc
Lương hưu mới = 1,15% x Lương hưu tháng 6/2024 + 300.000 đồng (nếu có)
>> Tải đầy đủ Bảng tính tuổi nghỉ hưu theo năm sinh: TẠI ĐÂY
>> Lộ trình mới về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu: Tải về.
Thông tin mới:
>> Tăng lương hưu: 02 mức tăng sau mức tăng 15% chỉ dành cho đối tượng đã nghỉ hưu, cụ thể ra sao?
>> Giảm chênh lệch lương hưu: Chính sách mới áp dụng cho người nghỉ hưu ở các thời kỳ như thế nào?
Thông tin mới:
>> Chính thức mức lương mới của 02 đối tượng CBCCVC trong chính sách tiền lương mới cao hơn lương cũ?
>> 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT được thực hiện chính sách tăng lương, cụ thể thế nào?
>> Thống nhất tiếp tục nâng lương cho CBCCVC và LLVT trong chính sách tiền lương mới theo 02 chế độ?
Cụ thể tiền lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Có bắt buộc nhận lương hưu trực tiếp tại cơ quan BHXH không?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Quyền của người lao động
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người lao động không nhất định phải nhận lương hưu trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội. Người lao động có thể nhận lương hưu từ:
- Tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền.
- Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng.
- Thông qua người sử dụng lao động.
Mẫu giấy nhận tiền lương hưu là mẫu nào?
Hiện nay mẫu giấy nhận tiền lương hưu là mẫu số C95-HD ban hành kèm theo Thông tư 102/2018/TT-BTC, cụ thể như sau:
>> Tải mẫu giấy nhận tiền lương hưu: TẠI ĐÂY
Từ 1/7/2025 phải đóng bao nhiêu tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động
1. Mức đóng và phương thức đóng của đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k và l khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng bằng 8% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất;
...
2. Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng của đối tượng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng bằng 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất;
...
3. Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng của đối tượng quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 của Luật này được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng bằng 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất;
...
4. Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng của đối tượng quy định điểm m và điểm n khoản 1 Điều 2 của Luật này được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng bằng 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất;
...
Theo đó, từ 1/7/2025 người lao động đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trên cơ sở tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Tùy theo từng đối tượng mà mức đóng sẽ khác nhau.
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ đóng 8% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Riêng đối với đối tượng quy định tại điểm g, h, m, n khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì sẽ đóng 22% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Thứ 6 đen tối là ngày nào? Ngày thứ 6 đen tối có phải ngày nghỉ lễ của người lao động không?
- Quốc hội quyết định mức lương cơ sở mới thay mức lương cơ sở 2.34 hiện đang áp dụng cho toàn bộ CBCCVC và LLVT thì căn cứ phù hợp các yếu tố cụ thể thế nào?
- Tăng lương hưu 2024 đợt mới nhất với 02 mức tăng bao nhiêu? Đối tượng được tăng là ai?