Content Creator học ngành gì? Mức lương của Content Creator hiện nay bao nhiêu?
Content Creator học ngành gì? Mức lương của Content Creator hiện nay bao nhiêu?
Content Creator (người sáng tạo nội dung) có thể xuất phát từ nhiều ngành học, phổ biến nhất là:
- Marketing
- Truyền thông đa phương tiện
- Báo chí – Truyền thông
- Ngôn ngữ học (Việt/Anh)
- Thiết kế đồ họa, Công nghệ thông tin (nếu làm mảng video, hình ảnh, animation)
Bên cạnh đó, mức lương tối thiểu của một Content Creator cũng như một người lao động hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, mức lương mà người lao động nói chung, bao gồm cả những người làm công việc sáng tạo nội dung (Content Creator) nhận được chắc chắn sẽ không thấp hơn mức lương tối thiểu hiện hành.
Ngoài ra, người lao động cũng có thể tham khảo thêm:
Mức thu nhập của Content Creator tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm và loại nội dung tạo ra:
Fresher (Mới vào nghề): 7 – 10 triệu VNĐ/tháng
Junior (1–2 năm kinh nghiệm): 10 – 15 triệu VNĐ/tháng
Senior (từ 3 năm trở lên): 15 – 25 triệu VNĐ/tháng hoặc cao hơn
Freelancer / Influencer / Youtuber / TikToker: Có thể thu nhập không giới hạn, tùy vào tầm ảnh hưởng và hợp đồng quảng cáo.
*Thông tin mang tính tham khảo.
Content Creator học ngành gì? Mức lương của Content Creator hiện nay bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Làm Content Creator có phải ký hợp đồng lao động không?
Trong bối cảnh làm việc hiện nay, hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ là hai hình thức giao kết phổ biến.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Và căn cứ theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:
Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Với đặc thù là công việc tự do, ít bị ràng buộc bởi một chủ sử dụng lao động duy nhất, Content Creator không mấy phù hợp với hợp đồng lao động. Bản chất của hợp đồng lao động, theo khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019, là sự thỏa thuận về việc làm có trả lương, chịu sự quản lý, điều hành và giám sát, hàm chứa những ràng buộc nhất định. Điều này đi ngược lại tính linh hoạt của công việc Content Creator.
Vì vậy, hợp đồng dịch vụ sẽ là lựa chọn phù hợp hơn cho công việc Content Creator. Để đảm bảo quyền lợi và có cơ sở giải quyết tranh chấp (nếu có), việc ký kết hợp đồng giữa Content Creator và đối tác là rất cần thiết.
>> Có thể tham khảo mẫu hợp đồng dịch vụ Content Creator: Tại đây
Các nội dung cần có của hợp đồng lao động hiện nay là những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 được hướng dẫn bởi Chương II Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH:
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Như vậy, các nội dung cần có của hợp đồng lao động hiện nay là những nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời hạn của hợp đồng lao động;
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Chế độ nâng bậc, nâng lương;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.



- Sửa Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi: Chính thức mức hưởng lương hưu là 45% áp dụng cho đối tượng nào?
- Chốt mức lương mới của CBCCVC và LLVT sau khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu có đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng hay không?
- Quyết định chính thức: Bãi bỏ lương cơ sở, bãi bỏ toàn bộ hệ số lương của 09 đối tượng sau 2026 thì quan hệ tiền lương được mở rộng như thế nào?
- Nghị quyết 76: Chốt thời gian chính thức hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã? Tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã được quy định như thế nào?
- Thống nhất dừng áp dụng mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cách tính lương thế nào?