Công việc và địa điểm làm việc được trong hợp đồng lao động được quy định thế nào?
Công việc và địa điểm làm việc được trong hợp đồng lao động được quy định thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định:
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
Nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
2. Thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động và một số thông tin khác, gồm:
a) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có), số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền cấp của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 18 của Bộ luật Lao động;
b) Số giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với người lao động là người nước ngoài;
c) Họ tên, địa chỉ nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người đại diện theo pháp luật của người chưa đủ 15 tuổi.
3. Công việc và địa điểm làm việc được quy định như sau:
a) Công việc: những công việc mà người lao động phải thực hiện;
b) Địa điểm làm việc của người lao động: địa điểm, phạm vi người lao động làm công việc theo thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó.
4. Thời hạn của hợp đồng lao động: thời gian thực hiện hợp đồng lao động (số tháng hoặc số ngày), thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn); thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn).
...
Theo đó công việc và địa điểm làm việc trong hợp đồng lao động được quy định như sau:
- Về công việc: những công việc mà người lao động phải thực hiện;
- Về địa điểm làm việc của người lao động: địa điểm, phạm vi người lao động làm công việc theo thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó.
Công việc và địa điểm làm việc được trong hợp đồng lao động được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Địa điểm làm việc chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai thì có thể thỏa thuận trong hợp đồng lao động những nội dung gì?
Theo Điều 5 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định:
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp
1. Hợp đồng lao động đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động và Điều 3 Thông tư này. Đối với những công việc có tính chất giản đơn, thực hiện trong thời gian ngắn hạn hoặc theo mùa vụ thì hai bên có thể giảm nội dung thỏa thuận về nâng bậc quy định tại điểm e khoản 1 Điều 21 và đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề quy định tại điểm k khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động.
2. Đối với những công việc và địa điểm làm việc chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết thì hai bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng lao động những nội dung về cơ chế giải quyết việc thực hiện hợp đồng lao động phù hợp với điều kiện thực tế và quy định của pháp luật.
Theo đó với những công việc và địa điểm làm việc chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai thì hai bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng lao động những nội dung về cơ chế giải quyết việc thực hiện hợp đồng lao động phù hợp với điều kiện thực tế và quy định của pháp luật.
Người lao động làm việc trước rồi mới giao kết hợp đồng lao động sau thì có đúng luật không?
Theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Theo đó hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động trước khi nhận người lao động vào làm việc.




- Quyết định chính thức bãi bỏ lương cơ sở, bãi bỏ hệ số lương của 09 đối tượng CBCCVC và LLVT, mở rộng quan hệ tiền lương sau 2026 như thế nào?
- Không đồng ý giải quyết cho nghỉ hưu trước tuổi, cán bộ công chức viên chức người lao động có nguyện vọng xin nghỉ theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết thế nào theo Hướng dẫn 01?
- Giảm tiền lương cán bộ công chức viên chức khi thay mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng bằng mức lương cơ bản đúng không?
- Sau 01/7/2025, Chính phủ quy định lại mức điều chỉnh lương hưu cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang và người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên cơ sở nào?
- Quốc hội ban hành nghị quyết về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã trước ngày nào? Xác định số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh theo nguyên tắc nào?