Công việc tống đạt là gì? Thừa phát lại thông báo kết quả tống đạt trong thời hạn bao lâu?

Có thể hiểu thế nào về công việc tống đạt? Thời hạn Thừa phát lại phải thông báo kết quả tống đạt là bao lâu?

Công việc tống đạt là gì?

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
2. Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
3. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Theo đó, công việc tống đạt đó là thực hiện việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định.

>> Thừa phát lại có thể hành nghề tại nhiều Văn phòng Thừa phát lại cùng một lúc hay không?

Tống đạt là gì? Thừa phát lại thông báo kết quả tống đạt trong thời hạn bao lâu?

Công việc tống đạt là gì? Thừa phát lại thông báo kết quả tống đạt trong thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)

Thừa phát lại thông báo kết quả tống đạt trong thời hạn bao lâu?

Căn cứ theo Điều 35 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Thông báo kết quả tống đạt
1. Việc tống đạt được coi là hoàn thành khi Thừa phát lại đã thực hiện xong các thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Thừa phát lại phải thông báo kết quả tống đạt hoặc các tài liệu chứng minh việc tống đạt hoàn thành cho Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan, tổ chức khác đã yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Kết quả tống đạt phải được ghi vào sổ tống đạt được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Theo đó, việc tống đạt được coi là hoàn thành khi Thừa phát lại đã thực hiện xong các thủ tục theo quy định của pháp luật.

Thừa phát lại phải thông báo kết quả tống đạt hoặc các tài liệu chứng minh việc tống đạt hoàn thành cho Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan, tổ chức khác đã yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Quy tắc chung về đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ pháp lý: Chương 1 (từ Điều 1 đến Điều 5) Quy tắc đạo đức nghề nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP.

Theo đó, Quy tắc chung về đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại bao gồm những nội dung sau:

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội:

Thừa phát lại có nghĩa vụ trung thành, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; bằng hoạt động nghề nghiệp của mình góp phần bảo đảm tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Bảo đảm thượng tôn pháp luật, độc lập, khách quan, tôn trọng sự thật:

+ Thừa phát lại phải thượng tôn Hiến pháp, pháp luật, tự giác tuân thủ quy định của Quy tắc này trong hành nghề.

+ Thừa phát lại phải thực hiện công việc được giao chính xác, đầy đủ, trách nhiệm và có thái độ độc lập, khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật.

- Tôn trọng, bảo vệ uy tín, thanh danh nghề nghiệp:

+ Thừa phát lại có trách nhiệm tôn trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp.

+ Thừa phát lại phải ứng xử văn minh, lịch sự trong hành nghề; lành mạnh trong lối sống để nhận được sự tôn trọng, tin cậy và vinh danh của đồng nghiệp, người yêu cầu và xã hội về bản thân và nghề nghiệp của mình.

+ Thừa phát lại phải mặc trang phục theo quy định, đeo thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.

- Rèn luyện, tu dưỡng bản thân:

+ Thừa phát lại phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức; tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng; chủ động học hỏi để trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, góp phần nâng cao chất lượng công việc, phục vụ người yêu cầu.

+ Thừa phát lại phải tận tâm với công việc; sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đầy đủ các yêu cầu hợp pháp của cá nhân, tổ chức, bảo đảm đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.

- Bảo mật thông tin, bảo quản hồ sơ công việc:

+ Thừa phát lại có trách nhiệm giữ bí mật, hướng dẫn thư ký nghiệp vụ, nhân viên của Văn phòng mình giữ bí mật các thông tin trong hồ sơ công việc và tất cả thông tin biết được về nội dung công việc trong và sau khi giải quyết yêu cầu. Trường hợp cung cấp thông tin về việc thực hiện công việc cho người khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

+ Thừa phát lại có trách nhiệm bảo quản cẩn thận hồ sơ công việc trong quá trình giải quyết các yêu cầu, bàn giao đầy đủ hồ sơ công việc để lưu trữ theo quy định của pháp luật.

Thuật ngữ pháp lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chuyên viên là gì? Chuyên viên là chức danh hay chức vụ? Lương chuyên viên công chức hành chính bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Sự kiện bất khả kháng là gì? Ví dụ cụ thể? Chứng minh được sự kiện bất khả kháng thì không tính vào thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động đúng không?
Lao động tiền lương
Tình thế cấp thiết là gì? Ví dụ cụ thể? Viên chức vi phạm hành chính khi vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì có được coi là tình tiết giảm nhẹ không?
Lao động tiền lương
Nguyên tắc tập trung dân chủ là gì? Ví dụ cụ thể? Quản lý, sử dụng quân nhân chuyên nghiệp theo nguyên tắc tập trung dân chủ đúng không?
Lao động tiền lương
Tham nhũng là gì? Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn bao gồm hành vi gì?
Lao động tiền lương
Ký quỹ là gì? Thanh lý hợp đồng lao động xuất khẩu thì người lao động có được nhận phần lãi tiền ký quỹ không?
Lao động tiền lương
Thể chế chính trị là gì? Các thể chế chính trị trên thế giới? Ví dụ? Sơ cấp lý luận chính trị trang bị những kiến thức, kỹ năng gì cho cán bộ công chức?
Lao động tiền lương
Cá nhân không cư trú là gì? Cách xác định cá nhân cư trú và không cư trú?
Lao động tiền lương
Tài nguyên là gì, tài nguyên thiên nhiên là gì, ví dụ về tài nguyên thiên nhiên? Công việc của Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 4 ra sao?
Lao động tiền lương
Dữ liệu mở là gì, tại sao chúng ta cần dữ liệu mở? Cập nhật dữ liệu về sổ bảo hiểm xã hội ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ pháp lý
95 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuật ngữ pháp lý

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuật ngữ pháp lý

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Thừa phát lại: Tổng hợp văn bản hướng dẫn mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào