Công văn 1814: Toàn bộ CBCCVC được nâng lương trước hạn khi nghỉ hưu trước tuổi, gồm những ai?
Công văn 1814: Toàn bộ CBCCVC được nâng lương trước hạn khi nghỉ hưu trước tuổi, gồm những ai?
Tại tiểu mục 10 Mục 2 Công văn 1814/BNV-TCBC năm 2025 có quy định về nâng lương trước khi nghỉ hưu trước tuổi như sau:
MỘT SỐ NỘI DUNG HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
...
10. Về nâng lương trước khi nghỉ hưu trước tuổi
Theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức thì trước 06 tháng tính đến ngày công chức, viên chức đủ tuổi nghỉ hưu thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải có thông báo về thời điểm nghỉ hưu cho công chức, viên chức được biết. Theo đó, chế độ nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi có thông báo nghỉ hưu quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức khi có thông báo nghỉ hưu nêu trên. Vì vậy, đối với cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP) không thuộc đối tượng được nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV .
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 31, Điều 60 Luật Cán bộ, công chức 2008 và Điều 46 Luật Viên chức 2010, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức phải thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu cho họ biết trước 06 tháng tính đến ngày nghỉ hưu.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV, cán bộ công chức viên chức đạt đủ 02 tiêu chuẩn 2 tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên và lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên.
Cụ thể 2 tiêu chuẩn đó là:
- Đối với cán bộ, công chức:
+ Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
+ Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
- Đối với viên chức
+ Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
+ Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
Như vậy:
- Cán bộ công chức viên chức nghỉ hưu đúng tuổi theo Luật định và có thông báo nghỉ hưu trước ít nhất 6 tháng sẽ được xét nâng lương trước thời hạn theo Thông tư 08/2013/TT-BNV nếu thỏa điều kiện.
- Cán bộ công chức viên chức có thông báo nghỉ hưu nhưng thuộc diện nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP) sẽ không được áp dụng chế độ nâng lương trước thời hạn theo Thông tư 08/2013/TT-BNV vì những người này nghỉ hưu sớm theo chế độ đặc biệt chứ không phải nghỉ theo độ tuổi nghỉ hưu thông thường.
Công văn 1814: Toàn bộ CBCCVC được nâng lương trước hạn khi nghỉ hưu trước tuổi, gồm những ai?
Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 thì được hưởng lương hưu thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5, khoản 6 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 sẽ được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, đồng thời không bị trừ tỷ lệ lương hưu.
Hiện nay, căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lương hưu được tính như sau:
1. Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo công thức sau:
Lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính như sau:
- Lao động nữ nghỉ hưu năm 2024, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
- Lao động nam nghỉ hưu năm 2024, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tính như quy định nêu trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi có thời gian lẻ dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, thời gian lẻ từ 6 tháng trở lên thì tính mức giảm là 1%.
Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.
Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở (1,8 triệu đồng/tháng), trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
2. Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Căn cứ Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức lương hưu hằng tháng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng công thức sau:
Lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
- Nữ nghỉ hưu năm 2024, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
- Nam nghỉ hưu năm 2024, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 29 vẫn được nhận tiền theo chế độ tại Nghị định 178 gồm những ai?
Theo quy định tại khoản 1,2 Điều 25 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP thì Nghị định 67 cho phép 02 đối tượng nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 29 vẫn được nhận tiền theo chế độ tại Nghị định 178, gồm:
- Các trường hợp đang thực hiện giải quyết chính sách, chế độ do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP nhưng cấp có thẩm quyền chưa ban hành quyết định giải quyết chính sách, chế độ.
- Các trường hợp đang thực hiện giải quyết chính sách, chế độ do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, đã được cấp có thẩm quyền giải quyết chính sách, chế độ theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP nhưng thời điểm nghỉ việc sau ngày 01/01/2025.





- Chính thức quyết định bỏ lương cơ sở 2,34 triệu, triển khai thực hiện thiết kế cơ cấu tiền lương bổ sung 01 khoản tiền cho CBCCVC và LLVT sau 2026, cụ thể ra sao?
- Công văn 1814: Chính thức tinh giản biên chế CBCCVC, cơ cấu lại đồng thời nâng cao chất lượng CBCCVC như thế nào?
- Tiếp nhận cán bộ công chức từ cấp tỉnh, cấp huyện cùng với cán bộ công chức cấp xã để bố trí theo mô hình chính quyền cấp xã mới thì CBCC có thuộc đối tượng áp dụng Nghị định 178 không?
- Thống nhất trường hợp không nâng lương trước khi nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ công chức, cụ thể như thế nào theo Công văn 1814?
- Sửa đổi Nghị định 178: Toàn bộ cán bộ công chức cấp xã không đủ điều kiện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi nếu nghỉ thôi việc thì hưởng những chế độ nào?