Công văn 1814: Công bố thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy được xác định căn cứ vào đâu? CBCCVC có được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo khi sắp xếp tổ chức bộ máy không?
- Công văn 1814: Công bố thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy được xác định căn cứ vào đâu?
- CBCCVC có được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo khi sắp xếp tổ chức bộ máy hay không?
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo được bảo lưu có được tính vào tiền lương tháng hiện hưởng để tính hưởng trợ cấp cho CBCCVC theo Nghị định 178 không?
Công văn 1814: Công bố thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy được xác định căn cứ vào đâu?
Theo quy định tại tiểu mục 4 Mục 2 Công văn 1814/BNV-TCBC năm 2025, thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy được quy định như sau:
- Đối với các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan, ngang Bộ thì thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy được xác định theo thời điểm có hiệu lực của Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Trường hợp có điều khoản chuyển tiếp thì thực hiện theo điều khoản chuyển tiếp (Ví dụ 2 ở Phụ lục kèm theo).
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ngoài cơ cấu tổ chức của Bộ thì thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy được xác định theo quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Đối với các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy được xác định theo thời điểm có hiệu lực của Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn đó.
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ngoài cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh thì thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy được xác định theo quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Công văn 1814: Công bố thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy được xác định căn cứ vào đâu?
CBCCVC có được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo khi sắp xếp tổ chức bộ máy hay không?
Tại Điều 11 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có phụ cấp chức vụ thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy
Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy, thì được bảo lưu mức lương chức vụ cũ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ đến hết nhiệm kỳ bầu cử hoặc hết thời hạn bổ nhiệm. Trường hợp đã giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm còn dưới 6 tháng thì được bảo lưu 06 tháng.
Theo đó, CBCCVC lãnh đạo quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy, thì được bảo lưu mức lương chức vụ cũ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ đến hết nhiệm kỳ bầu cử hoặc hết thời hạn bổ nhiệm. Trường hợp đã giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm còn dưới 6 tháng thì được bảo lưu 06 tháng.
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo được bảo lưu có được tính vào tiền lương tháng hiện hưởng để tính hưởng trợ cấp cho CBCCVC theo Nghị định 178 không?
Tại tiểu mục 5 Mục 2 Công văn 1814/BNV-TCBC năm 2025 có quy định như sau:
II. MỘT SỐ NỘI DUNG HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
...
5. Về tiền lương tháng hiện hưởng để tính hưởng trợ cấp
a) Tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 67/2025/NĐ-CP) và điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư số 01/2025/TT-BNV ngày 17/01/2025 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 02/2025/TT-BNV ngày 04/4/2025) đã quy định rõ tiền lương hiện hưởng và cách khoản phụ cấp để tính tiền lương tháng hiện hưởng để tính hưởng chính sách, chế độ quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 67/2025/NĐ-CP). Theo đó:
- Các khoản phụ cấp khác (phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp trách nhiệm cấp ủy[6], phụ cấp trách nhiệm kế toán trưởng,.... ) không được tính vào tiền lương tháng hiện hưởng.
- Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và khoản 6 Điều 5 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 67/2025/NĐ-CP) thì phụ cấp chức vụ lãnh đạo được bảo lưu được tính vào tiền lương tháng hiện hưởng (Ví dụ 3 ở Phụ lục kèm theo).
b) Đối với các trường hợp nghỉ việc không hưởng lương, nghỉ ốm đau thì tiền lương tháng hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề của tháng trước khi nghỉ việc không hưởng lương, nghỉ ốm đau. Riêng mức lương cơ sở được tính trên mức lương liền kể của tháng trước liền kề tháng nghỉ việc theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 67/2025/NĐ-CP) (Ví dụ 4 ở Phụ lục kèm theo).
...
Theo đó, phụ cấp chức vụ lãnh đạo được bảo lưu có được tính vào tiền lương tháng hiện hưởng để tính hưởng trợ cấp cho CBCCVC theo Nghị định 178.





- Chính thức quyết định bỏ lương cơ sở 2,34 triệu, triển khai thực hiện thiết kế cơ cấu tiền lương bổ sung 01 khoản tiền cho CBCCVC và LLVT sau 2026, cụ thể ra sao?
- Công văn 1814: Chính thức tinh giản biên chế CBCCVC, cơ cấu lại đồng thời nâng cao chất lượng CBCCVC như thế nào?
- Tiếp nhận cán bộ công chức từ cấp tỉnh, cấp huyện cùng với cán bộ công chức cấp xã để bố trí theo mô hình chính quyền cấp xã mới thì CBCC có thuộc đối tượng áp dụng Nghị định 178 không?
- Thống nhất trường hợp không nâng lương trước khi nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ công chức, cụ thể như thế nào theo Công văn 1814?
- Sửa đổi Nghị định 178: Toàn bộ cán bộ công chức cấp xã không đủ điều kiện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi nếu nghỉ thôi việc thì hưởng những chế độ nào?