Công ty môi giới cho người lao động trốn đi nước ngoài làm việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
- Tổ chức môi giới cho người lao động trốn đi nước ngoài làm việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
- Công ty có phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hay không?
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự Tội môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài là bao lâu?
Tổ chức môi giới cho người lao động trốn đi nước ngoài làm việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Theo quy định tại Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, nếu có hành vi môi giới cho người lao động trốn đi nước ngoài thì có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài.
- Khung hình phạt:
+ Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
+ Nếu có các tình tiết tăng nặng thì có thể phạt tù lên đến 15 năm.
Ngoài ra, người phạm tội có thể chịu thêm hình thức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Công ty môi giới cho người lao động trốn đi nước ngoài làm việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Công ty có phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hay không?
Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Hình sự 2015 như sau;
Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.
2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.
Và theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.
Như vậy, pháp nhân thương mại tổ chức môi giới cho người lao động trốn đi nước ngoài làm việc thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự về Tội môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài sẽ được xem xét theo các cá nhân làm việc trong công ty để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự Tội môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
...
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
...
Và quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
...
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
...
Theo đó, Tội môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài theo khoản 1 Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015 có mức cao nhất của khung hình phạt là 5 năm nên được xác định là tội phạm nghiêm trọng.
Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm đối với Tội môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài theo khoản 1 Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015 là 10 năm kể từ ngày tội phạm được thực hiện.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?