Công ty có được ký phụ lục hợp đồng gia hạn thêm thời gian cho khoảng thời gian đi nghĩa vụ quân sự cho người lao động không?
- Công ty có được ký phụ lục hợp đồng gia hạn thêm thời gian cho khoảng thời gian đi nghĩa vụ quân sự cho người lao động không?
- Nếu công ty không gia hạn thêm cho thời gian đi nghĩa vụ quân sự thì người lao động được tạm hoãn công việc không?
- Nếu công ty gia hạn thêm thời hạn hợp đồng lao động bằng giao kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động cũ có bị chấm dứt không?
Công ty có được ký phụ lục hợp đồng gia hạn thêm thời gian cho khoảng thời gian đi nghĩa vụ quân sự cho người lao động không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Theo đó thì được ký phụ lục hợp đồng sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Mà trường hợp này là sửa đổi gia hạn thêm thời gian cho thời gian đi nghĩa vụ là sửa đổi thời hạn của hợp đồng.
Vậy công ty không được ký phụ lục hợp đồng gia hạn thêm cho thời gian đi nghĩa vụ quân sự.
Công ty có được ký phụ lục hợp đồng gia hạn thêm thời gian cho khoảng thời gian đi nghĩa vụ quân sự cho người lao động không? (Hình từ Internet)
Nếu công ty không gia hạn thêm cho thời gian đi nghĩa vụ quân sự thì người lao động được tạm hoãn công việc không?
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
...
Theo đó người lao động được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để tham gia nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
Vậy nếu công ty không gia hạn thêm thời gian thì người lao động được tạm hoãn thực hiện hợp đồng để thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Nếu công ty gia hạn thêm thời hạn hợp đồng lao động bằng giao kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động cũ có bị chấm dứt không?
Căn cứ pháp lý vào Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Theo đó thì không có quy định khi giao kết một hợp đồng lao động mới thì hợp đông lao động cũ bị chấm dứt.
Trong trường hợp người lao động muốn chắc chắn hợp đồng mới có hiệu lực và tránh tranh chấp thì có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng cũ.
Vậy khi công ty gia hạn thêm thời hạn hợp đồng bằng cách ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng cũ không bị chấm dứt.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?