Công ty chưa đóng đủ BHXH thì thời gian tham gia BHXH của người lao động phải làm sao?
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian nào?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có giải thích về khoảng thời gian được xem là thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là khoảng thời gian người lao động bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng.
Công ty chưa đóng đủ BHXH thì thời gian tham gia trên sổ BHXH của người lao động phải làm sao?
Công ty nào được xem là công ty chưa đóng đủ BHXH?
Căn cứ theo Mục 1 Công văn 1880/BHXH-CSXH năm 2023có quy định đối tượng là các đơn vị sử dụng lao động chưa đóng BHXH như sau:
I. Các đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ BHXH bao gồm:
- Đơn vị đang làm thủ tục phá sản;
- Đơn vị đã có Quyết định phá sản của Tòa án;
- Đơn vị không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký;
- Đơn vị không có người đại diện theo pháp luật.
Như vậy, người lao động có thời gian làm việc tại một trong các công ty trên được xem là làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ BHXH và sẽ được giải quyết các chế độ BHXH theo Công văn 1880/BHXH-CSXH năm 2023 .
Công ty chưa đóng đủ BHXH thì thời gian tham gia BHXH của người lao động phải làm sao?
Căn cứ theo Mục 2 Công văn 1880/BHXH-CSXH năm 2023 có quy định về xác nhận thời gian tham gia trên sổ BHXH của người lao động như sau:
Xác nhận thời gian tham gia BHXH trên sổ BHXH và thu BHXH đối với người lao động
1. Đối tượng: Người lao động tại các đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ BHXH nêu tại mục I Công văn này.
2. Xác nhận thời gian tham gia trên sổ BHXH đối với người lao động để làm căn cứ giải quyết chế độ BHXH:
Thực hiện theo điểm 3.2 khoản 3 Điều 46 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam được sửa đổi, bổ sung tại khoản 72 Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 của BHXH Việt Nam: Xác nhận sổ BHXH cho người lao động đến thời điểm đã đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN).
3. Thu BHXH tự nguyện một lần cho thời gian còn thiếu:
3.1. Đối tượng: Người lao động tại tiết b điểm 2.1 khoản 2 mục III Công văn này.
3.2. Mức đóng: Theo quy định tại khoản 1, 4 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ; trong đó, thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện do người lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật.
4. Thủ tục hồ sơ, quy trình xác nhận thời gian tham gia BHXH đối với người lao động tại đơn vị chưa đóng đủ BHXH; thu BHXH đối với người lao động tại tiết b điểm 2.1 khoản 2 mục III Công văn này thực hiện theo Quy trình thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam đã được sửa đổi tại Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 và số 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 của BHXH Việt Nam.
5. Về nguồn tài chính khác đóng BHXH cho khoản tiền chưa đóng BHXH: Đây là khoản tiền không do người lao động hoặc thân nhân người lao động tự đóng.
Như vậy, công ty chưa đóng đủ BHXH thì thời gian tham gia trên sổ BHXH của người lao động được xác nhận đến thời điểm đã đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN).
Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì người lao động được xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.
Cụ thể theo nội dung tại khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 có hướng dẫn thêm nội dung ghi trên sổ BHXH như sau:
Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH
Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH đối với một người có từ 2 sổ BHXH trở lên được quản lý theo Điều 33b.
1. Ghi, xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trong sổ BHXH
1.1. Nội dung ghi trong sổ BHXH phải đầy đủ theo từng giai đoạn tương ứng với mức đóng và điều kiện làm việc của người tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN (kể cả thời gian người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng như nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản; nghỉ việc không hưởng tiền lương; tạm hoãn HĐLĐ).
1.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.
1.3. Khi điều chỉnh giảm thời gian đóng hoặc giảm mức đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN đã ghi trong sổ BHXH, phải ghi cụ thể nội dung điều chỉnh, xác nhận lũy kế hoặc tổng thời gian đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?