Công thức tính giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc với bụi quá 8 giờ/ngày như thế nào?

Cho tôi hỏi về công thức tính giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc với bụi quá 8 giờ/ngày như thế nào? Câu hỏi của anh C.T (Bình Phước)

Công thức tính giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc với bụi quá 8 giờ/ngày như thế nào?

Căn cứ theo Mục 1 QCVN 02:2019/BYT ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc, có quy định về công thức tính giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc với bụi quá 8 giờ/ngày như sau:

Được quy định, tính theo công thức sau:

8 giờ

Trong đó:

- TWAn: Giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc quá 8 giờ/ngày làm việc (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng).

- TWA: Giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc tính theo thời lượng tiếp xúc 8 giờ/ngày (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng) được quy định tại mỗi bảng (Bảng 1 - Bảng 5) tương ứng với từng loại bụi.

- h: Số giờ tiếp xúc thực tế trong 1 ngày (h > 8).

Công thức tính giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc với bụi quá 8 giờ/ngày như thế nào?

Công thức tính giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc với bụi quá 8 giờ/ngày như thế nào?

Cách tính giá trị tiếp xúc ca làm việc thực tế như thế nào?

Căn cứ theo Mục 1 QCVN 02:2019/BYT ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc, có quy định về công thức tính giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc thực tế như sau:

Tính giá trị tiếp xúc ca làm việc khi tổng thời lượng đo tương đương tổng thời lượng tiếp xúc:

Giá trị tiếp xúc ca làm việc được tính theo công thức sau :

TWA = (C1.T1 + C2.T2 +...+ Cn.Tn) : T

Trong đó:

- TWA: Giá trị tiếp xúc ca làm việc, (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng).

- C1; C2;...;Cn: Nồng độ thực tế đo được (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng) tương ứng với thời lượng đo T1;T2;...; Tn (phút).

+ Đo, lấy mẫu có thể chỉ cần một lần với thời lượng kéo dài bằng thời gian tiếp xúc trong ca làm việc nếu nồng độ bụi thấp.

+ Đo, lấy mẫu thường là nhiều lần (2,3,4,..., n lần), thời lượng đo, lấy mẫu mỗi lần có thể khác nhau tùy thuộc vào nồng độ bụi tại vị trí đo để tránh quá tải bụi trên giấy lọc, nhưng tổng thời lượng đo bằng tổng thời lượng tiếp xúc.

- T: Tổng thời lượng tiếp xúc (tính theo phút).

+ Nếu tổng thời lượng tiếp xúc dưới hoặc bằng 8 giờ/ngày thì được tính theo 8 giờ và T bằng 480 (tính theo phút).

+ Nếu tổng thời lượng tiếp xúc trên 8 giờ/ngày thì T là thời lượng tiếp xúc thực tế.

Có thể tiến hành đo, lấy mẫu với tổng thời lượng đo tối thiểu bằng 80% thời lượng tiếp xúc. Khi đó T là tổng thời lượng đo (tính theo phút). Trong trường hợp này, mức tiếp xúc ở khoảng thời gian còn lại sẽ được xem như tương đương với mức tiếp xúc ở khoảng thời gian đã được đo.

Ví dụ: Một (hoặc một nhóm) công nhân làm việc một ngày có 6 giờ tiếp xúc với bụi, nồng độ trung bình đo được trong 6 giờ là 3mg/m3; 2 giờ còn lại nghỉ hoặc làm việc ở vị trí khác không tiếp xúc với bụi. Trường hợp này cách tính TWA như sau:

TWA = (3 x 6 + 0 x 2)/8 = 2,25mg/m3

Tính giá trị tiếp xúc ca làm việc khi tổng thời lượng đo nhỏ hơn tổng thời lượng tiếp xúc:

Trong đánh giá tiếp xúc ca làm việc, tốt nhất là đo, lấy mẫu cả ca với tổng thời lượng đo tương đương tổng thời lượng tiếp xúc. Trường hợp hạn chế về nhân lực, trang thiết bị, điều kiện lao động sản xuất thì có thể lấy mẫu thời điểm để đánh giá tiếp xúc ca làm việc như sau:

Dựa vào quy trình sản xuất, dự đoán từng khoảng thời gian trong đó sự phát sinh phát tán bụi tương đối ổn định, sau đó lấy mẫu ngẫu nhiên đại diện cho từng khoảng thời gian đó. Số lượng và độ dài của khoảng thời gian phụ thuộc vào mức độ dao động của sự phát sinh, phát tán bụi trong ca làm việc. Trường hợp phát sinh, phát tán gây ô nhiễm bụi được dự đoán là tương đối đồng đều trong cả ca làm việc thì số lượng khoảng thời gian có thể bằng 2 (n = 2) với độ dài của mỗi khoảng thời gian bằng nhau và bằng 1/2 tổng thời lượng tiếp xúc.

Giá trị tiếp xúc ca làm việc được tính theo công thức sau:

TWA = (C1.K1 + C2.K2 +...+ Cn.Kn) : T

Trong đó:

- TWA: Giá trị tiếp xúc ca làm việc, (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng).

- C1; C2;...; Cn: Nồng độ trung bình (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng) trong khoảng thời gian K1; K2;...; Kn (phút).

- K1; K2;...; Kn: Các khoảng thời gian trong ca làm việc (phút). Tổng các khoảng thời gian K1 + K2 + ... + Kn bằng tổng thời gian ca làm việc.

- T: Tổng thời lượng tiếp xúc (tính theo phút).

+ Nếu tổng thời lượng tiếp xúc dưới hoặc bằng 8 giờ/ngày thì được tính cho 8 giờ và T bằng 480 (tính theo phút).

+ Nếu tổng thời lượng tiếp xúc trên 8 giờ/ngày thì T là thời lượng tiếp xúc thực tế.

Tính nồng độ trung bình (C1; C2;...; Cn) trong các khoảng thời gian ca làm việc, theo công thức sau:

Cx = (N1 + N2 +...+ Nn): n

Trong đó:

- Cx: Nồng độ trung bình khoảng thời gian Kx (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng) và x = 1; 2;...;n.

- N1; N2;...; Nn: Nồng độ đo được tại các thời điểm thứ 1,2,...,n trong khoảng thời gian Kx (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng).

- n: Tổng số mẫu đo ngẫu nhiên trong khoảng thời gian Kx (n≥2)

Thời lượng đo của các mẫu thời điểm phải bằng nhau.

Ví dụ: Tại một phân xưởng, qua khảo sát ban đầu cho thấy sự phát tán bụi là tương đối đồng đều trong ca làm việc 8 giờ, chia khoảng thời gian đo làm 2 (mỗi khoảng thời gian là 4 giờ). Đo ngẫu nhiên 2 thời điểm đại diện cho 4 giờ đầu được 2 giá trị là 2mg/m3 và 2,5mg/m3 và đo ngẫu nhiên 2 thời điểm đại diện cho 4 giờ sau được 2 giá trị là 2,4mg/m3 và 2,1mg/m3.

Cách tính TWA trong trường hợp này như sau:

TWA = (2x2 + 2,5x2 + 2,4x2 + 2,1x2)/8 = 2,25mg/m3

Cơ quan nào trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật về bụi theo QCVN 02:2019/BYT?

Căn cứ Mục 5 QCVN 02:2019/BYT ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc, có quy định trong việc thực hiện quản lý nồng độ bụi tại nơi làm việc như sau:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn, triển khai và tổ chức thực hiện quy chuẩn này.
2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, văn bản pháp quy được viện dẫn trong quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới.

Như vậy, Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế là cơ quan trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật về bụi và giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép.

Bụi tại nơi làm việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Kỹ thuật định lượng silic tự do trong bụi bằng phương pháp so màu cần chuẩn bị thiết bị, dụng cụ nào?
Lao động tiền lương
Giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc với bụi quá 40 giờ/tuần làm việc theo QCVN 02 : 2019/BYT được tính như thế nào?
Lao động tiền lương
Có được sử dụng phương pháp xác định về bụi tại nơi làm việc khác với quy định của pháp luật không?
Lao động tiền lương
Công thức tính giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc với bụi quá 8 giờ/ngày như thế nào?
Lao động tiền lương
Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc là bao nhiêu theo QCVN 02:2019/BYT?
Lao động tiền lương
Kỹ thuật xác định nồng độ bụi bông theo QCVN 02:2019/BYT cần chuẩn bị những dụng cụ lấy mẫu nào?
Lao động tiền lương
Kỹ thuật định lượng silic tự do trong bụi bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại cần chuẩn bị thiết bị gì?
Lao động tiền lương
Kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp bằng thiết bị đo bụi điện tử theo QCVN 02:2019/BYT với phương pháp như thế nào?
Lao động tiền lương
Kỹ thuật xác định nồng độ bụi hô hấp bằng phương pháp trọng lượng theo QCVN 02:2019/BYT cần thiết bị, dụng cụ ra sao?
Lao động tiền lương
Kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng QCVN 02:2019/BYT cần thiết bị, dụng cụ ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bụi tại nơi làm việc
1,375 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bụi tại nơi làm việc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bụi tại nơi làm việc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào