Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động đúng không?
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động đúng không?
- Công đoàn có trách nhiệm tham gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp của NLĐ không?
- Công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội như thế nào?
Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động đúng không?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:
Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động
1. Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động; là thành viên của các ủy ban, ban chỉ đạo, hội đồng quốc gia có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn.
2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng tập thể, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động.
Chủ động thỏa thuận với người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động hỗ trợ, thực hiện các chế độ, điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
3. Đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ việc lao động tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị vi phạm.
Đại diện theo ủy quyền của người lao động khởi kiện vụ việc lao động tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị vi phạm, trừ trường hợp pháp luật về tố tụng có quy định khác.
4. Đại diện cho người lao động, tập thể người lao động tham gia tố tụng dân sự, hành chính trong vụ việc, vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể người lao động theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia xây dựng, ban hành và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng; nội quy lao động; kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và các văn bản, nội dung khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động; đồng thời là thành viên của các ủy ban, ban chỉ đạo, hội đồng quốc gia có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn.
Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động đúng không? (Hình từ Internet)
Công đoàn có trách nhiệm tham gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp của NLĐ không?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:
Tham gia kiểm tra, thanh tra hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp
1. Công đoàn có trách nhiệm tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về công đoàn, lao động, việc làm, tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
2. Khi kiểm tra, thanh tra nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức Công đoàn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm mời đại diện Công đoàn tham gia.
3. Khi tham gia kiểm tra, thanh tra, đại diện Công đoàn có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo các quy định của pháp luật có liên quan và các quyền, trách nhiệm sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra;
b) Kiến nghị biện pháp ngăn ngừa, sửa chữa, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động trong trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố có hại hoặc yếu tố nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng người lao động.
Theo quy định thì công đoàn có trách nhiệm tham gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp của NLĐ.
Công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Công đoàn 2024 công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội theo quy định sau:
- Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
- Tham gia với cơ quan nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
- Thực hiện quyền và trách nhiệm của Công đoàn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ đoàn viên công đoàn, cán bộ công đoàn và công đoàn cơ sở; hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể bảo đảm thực chất. Tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
- Cung cấp, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu về tổ chức và hoạt động công đoàn với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Kiến nghị, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể người lao động và các vấn đề khác mà đoàn viên công đoàn, người lao động quan tâm.
- Tổ chức, phối hợp tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi toàn quốc, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?