Công đoàn ngành trung ương do cơ quan nào quyết định thành lập?

Cơ quan nào quyết định thành lập công đoàn ngành trung ương? Công đoàn ngành trung ương tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội như thế nào?

Công đoàn ngành trung ương do cơ quan nào quyết định thành lập?

Căn cứ khoản 1 Điều 20 Điều lệ công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ 2020 quy định như sau:

Công đoàn ngành trung ương
1. Công đoàn ngành trung ương tổ chức theo ngành, nghề, có phạm vi toàn quốc do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định thành lập hoặc giải thể phù hợp với đặc điểm của ngành, nghề.
2. Đối tượng tập hợp của công đoàn ngành trung ương là đoàn viên, người lao động trong các đơn vị sử dụng lao động thuộc ngành. Trường hợp trong một bộ có nhiều công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, thực hiện theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
3. Công đoàn ngành trung ương quyết định thành lập, giải thể, trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động của công đoàn tổng công ty, tập đoàn, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác và công đoàn cơ sở thuộc ngành theo quy định.
...

Theo đó, công đoàn ngành trung ương tổ chức theo ngành, nghề, có phạm vi toàn quốc do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định thành lập hoặc giải thể phù hợp với đặc điểm của ngành, nghề.

Như vậy, công đoàn ngành trung ương do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định thành lập.

>> Việc thành lập công đoàn ngành trung ương do tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền thành lập?

Công đoàn ngành trung ương do cơ quan nào quyết định thành lập?

Công đoàn ngành trung ương do cơ quan nào quyết định thành lập?

Công đoàn ngành trung ương tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 20 Điều lệ công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ 2020 quy định như sau:

Công đoàn ngành trung ương
...
4. Nhiệm vụ, quyền hạn
a. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của công đoàn cấp trên và nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp đến các tổ chức công đoàn, đoàn viên và người lao động thuộc phạm vi quản lý.
b. Đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc ngành; đại diện người lao động thương lượng, ký thỏa ước lao động tập thể ngành.
c. Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội:
- Nghiên cứu tham gia với bộ, ngành về chiến lược phát triển của ngành, gắn với việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân lao động trong ngành.
- Nghiên cứu tham gia xây dựng pháp luật, các chế độ, chính sách lao động, tiền lương, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến người lao động cùng ngành, nghề; tham gia cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước và công đoàn các cấp kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của đoàn viên và người lao động thuộc ngành; tham gia các hội đồng của ngành để giải quyết các vấn đề liên quan đến đoàn viên và người lao động; kiến nghị với cơ quan nhà nước sửa đổi, bổ sung và giải quyết những chế độ, chính sách ngành, nghề đáp ứng yêu cầu phát triển ngành.
- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước và công đoàn các cấp có liên quan hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội phù hợp với đặc điểm ngành.
...

Theo đó, công đoàn ngành trung ương tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội như sau:

- Nghiên cứu tham gia với bộ, ngành về chiến lược phát triển của ngành, gắn với việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân lao động trong ngành.

- Nghiên cứu tham gia xây dựng pháp luật, các chế độ, chính sách lao động, tiền lương, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến người lao động cùng ngành, nghề; tham gia cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước và công đoàn các cấp kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của đoàn viên và người lao động thuộc ngành; tham gia các hội đồng của ngành để giải quyết các vấn đề liên quan đến đoàn viên và người lao động; kiến nghị với cơ quan nhà nước sửa đổi, bổ sung và giải quyết những chế độ, chính sách ngành, nghề đáp ứng yêu cầu phát triển ngành.

- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước và công đoàn các cấp có liên quan hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội phù hợp với đặc điểm ngành.

Công đoàn ngành trung ương có thuộc trong những hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam không?

Căn cứ tại Điều 8 Luật Công đoàn 2024 quy định:

Hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam
1. Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất bao gồm 4 cấp sau đây:
a) Cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
b) Công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương bao gồm liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp tỉnh); công đoàn ngành trung ương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
c) Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp huyện); công đoàn ngành địa phương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
d) Công đoàn cấp cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập và xác định cấp công đoàn đối với công đoàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trên cơ sở quyết định của Quốc hội về thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
3. Mô hình tổ chức công đoàn được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động, yêu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện nội dung quy định tại khoản này.
4. Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, giải thể và chấm dứt hoạt động của tổ chức Công đoàn thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Theo đó, công đoàn ngành trung ương là công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương thuộc một trong những cấp của hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam

Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.

Công đoàn ngành Trung ương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Công đoàn ngành trung ương được tổ chức như thế nào?
Lao động tiền lương
Công đoàn ngành trung ương do cơ quan nào quyết định thành lập?
Lao động tiền lương
Đối tượng tập hợp của công đoàn ngành trung ương là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công đoàn ngành Trung ương
83 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công đoàn ngành Trung ương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công đoàn ngành Trung ương

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tài chính Công đoàn: Các văn bản liên quan cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào