Công đoàn cấp trên được kéo dài nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp dưới trong trường hợp nào?

Trường hợp nào công đoàn cấp trên được kéo dài nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp dưới?

Công đoàn cấp trên được kéo dài nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp dưới trong trường hợp nào?

Căn cứ tiểu mục 6.2 Mục 6 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 có hướng dẫn như sau:

6. Đại hội công đoàn các cấp theo Điều 8
6.1. Đối với công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận và tổ công đoàn
a. Nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở theo nhiệm kỳ của công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý, chỉ đạo.
Đối với công đoàn cơ sở mới thành lập, thời gian kết thúc nhiệm kỳ theo thời gian của của công đoàn cấp trên trực tiếp. Trường hợp khi công đoàn cơ sở được thành lập mà thời gian kết thúc nhiệm kỳ của công đoàn cấp trên trực tiếp còn dưới 18 tháng thì nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở thực hiện theo nhiệm kỳ kế tiếp của công đoàn cấp trên trực tiếp.
Ví dụ: nhiệm kỳ của công đoàn cấp trên trực tiếp là 2018 - 2023, nếu công đoàn cơ sở thành lập năm 2019, nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở sẽ là 2019- 2023; tương tự, nếu thành lập năm 2020, nhiệm kỳ sẽ là 2020 - 2023; nếu thành lập cuối năm 2022 nhiệm kỳ sẽ là 2022 - 2028.
b. Công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có) tổ chức đại hội theo nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở; tổ công đoàn (nếu có) tổ chức hội nghị toàn thể đoàn viên để thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch đại hội của công đoàn cơ sở và bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn. Trường hợp khuyết tổ trưởng, tổ phó công đoàn, ban chấp hành công đoàn cơ sở chỉ đạo tổ công đoàn tổ chức hội nghị toàn thể để bầu bổ sung.
6.2. Công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp dưới trong các trường hợp sau:
a. Công đoàn cấp trên kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ đại hội để phù hợp tiến độ đại hội công đoàn các cấp theo kế hoạch đại hội Công đoàn Việt Nam.
b. Công đoàn cấp trên mới thành lập, sáp nhập, hợp nhất, sắp đến kỳ đại hội lần thứ nhất mà công đoàn cấp dưới đã đủ nhiệm kỳ đại hội 5 năm.
c. Công đoàn cấp dưới mới thành lập, sáp nhập, hợp nhất, tổ chức đại hội lần thứ nhất chưa đủ nhiệm kỳ 5 năm.
d. Công đoàn cấp dưới tổ chức đại hội sau thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam, chưa đủ nhiệm kỳ 5 năm.
...

Theo đó, công đoàn cấp trên được kéo dài nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp dưới để phù hợp tiến độ đại hội công đoàn các cấp theo kế hoạch đại hội Công đoàn Việt Nam.

Công đoàn cấp trên được kéo dài nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp dưới trong trường hợp nào?

Công đoàn cấp trên được kéo dài nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp dưới trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Thứ tự kỳ đại hội công đoàn các cấp được tính như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 6.3 Mục 6 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 có hướng dẫn như sau:

6. Đại hội công đoàn các cấp theo Điều 8
...
6.3. Cách tính thứ tự kỳ đại hội công đoàn các cấp
- Đối với tổ chức công đoàn đại hội sau khi chia tách, được kế thừa nhiệm kỳ trước khi chia tách.
- Đối với tổ chức công đoàn đại hội sau khi sáp nhập, hợp nhất, nếu giữ nguyên tên gọi của tổ chức công đoàn nào thì tiếp tục kế thừa nhiệm kỳ trước của tổ chức công đoàn đó, nếu có tên gọi mới thì đại hội sau khi sáp nhập, hợp nhất, được tính là nhiệm kỳ thứ nhất.
- Đối với công đoàn cơ sở do có sự thay đổi về mô hình tổ chức được nâng cấp thành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hạ cấp thành công đoàn cơ sở thì đại hội sau khi nâng cấp, hạ cấp được kế thừa nhiệm kỳ trước khi nâng cấp, hạ cấp.
...

Theo đó, kỳ đại hội công đoàn các cấp được tính như sau:

- Đối với tổ chức công đoàn đại hội sau khi chia tách: được kế thừa nhiệm kỳ trước khi chia tách.

- Đối với tổ chức công đoàn đại hội sau khi sáp nhập, hợp nhất: nếu giữ nguyên tên gọi của tổ chức công đoàn nào thì tiếp tục kế thừa nhiệm kỳ trước của tổ chức công đoàn đó, nếu có tên gọi mới thì đại hội sau khi sáp nhập, hợp nhất, được tính là nhiệm kỳ thứ nhất.

- Đối với công đoàn cơ sở do có sự thay đổi về mô hình tổ chức được nâng cấp thành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hạ cấp thành công đoàn cơ sở: đại hội sau khi nâng cấp, hạ cấp được kế thừa nhiệm kỳ trước khi nâng cấp, hạ cấp.

Đại hội công đoàn các cấp có những nhiệm vụ nào?

Căn cứ tại Điều 8 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định:

Đại hội công đoàn các cấp
1. Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ:
a. Tổng kết tình hình thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.
b. Thảo luận, đóng góp ý kiến văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên.
c. Bầu cử ban chấp hành công đoàn và bầu cử đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.
d. Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn Việt Nam).
2. Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần. Trường hợp khi có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp dưới cho phù hợp với nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên nhưng không vượt quá 30 tháng. Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.
3. Đại hội công đoàn có hai hình thức: Đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên.
4. Thành phần đại biểu chính thức của đại hội đại biểu gồm:
a. Ủy viên ban chấp hành đương nhiệm.
b. Đại biểu do công đoàn cấp dưới bầu lên.
c. Đại biểu chỉ định với số lượng không quá năm phần trăm (5%) tổng số đại biểu chính thức được triệu tập.
5. Đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra và biểu quyết công nhận tư cách đại biểu. Người đang trong thời gian chấp hành các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên, người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang chấp hành bản án hình sự theo quy định pháp luật thì không đủ tư cách đại biểu.
6. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.

Theo đó, nhiệm vụ của đại hội công đoàn các cấp là:

- Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ tổng kết tình hình thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.

- Thảo luận, đóng góp ý kiến văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên.

- Bầu cử ban chấp hành công đoàn và bầu cử đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.

- Bên cạnh đó, còn thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn Việt Nam).

Đại hội công đoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bầu cử bằng hình thức bỏ phiếu kín tại đại hội công đoàn trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Công đoàn cấp trên được kéo dài nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp dưới trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Người trúng cử tại đại hội công đoàn các cấp khi có bao nhiêu phiếu bầu?
Lao động tiền lương
Đại hội công đoàn có được bầu ra ban chấp hành công đoàn không?
Lao động tiền lương
Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức nhiệm kỳ bao lâu một lần?
Lao động tiền lương
Nhiệm vụ của đại hội công đoàn các cấp là gì?
Lao động tiền lương
Đối tượng nào được tổ chức đại hội đại biểu công đoàn?
Lao động tiền lương
Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn do ai quyết định?
Lao động tiền lương
Nội dung chính của đại hội công đoàn các cấp bao gồm những gì?
Lao động tiền lương
Đối tượng nào không đủ tư cách đại biểu tham dự đại hội công đoàn các cấp?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đại hội công đoàn
354 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đại hội công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đại hội công đoàn

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tài chính Công đoàn: Các văn bản liên quan cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào