Công điện 107: Cho phép cải cách tiền lương của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang trong việc sử dụng nguồn cải cách, cụ thể ra sao?
- Công điện 107: Cho phép cải cách tiền lương của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang trong việc sử dụng nguồn cải cách, cụ thể ra sao?
- Quản lý tiền lương và thu nhập từ đối với CBCCVC và LLVT khi cải cách tiền lương như thế nào?
- Bảng lương mới khi cải cách tiền lương có bắt buộc phải bỏ mức lương cơ sở không?
Công điện 107: Cho phép cải cách tiền lương của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang trong việc sử dụng nguồn cải cách, cụ thể ra sao?
Theo Mục 1 Công điện 107/CĐ-TTg năm 2024 quy định thì về Báo cáo trình Quốc hội về dự toán NSNN năm 2025:
- Sử dụng khoản cắt giảm, tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để thực hiện việc hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Tại Nghị quyết 119/NQ-CP năm 2024, Chính phủ đã xác định rõ phạm vi đối tượng tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 và giao các Bộ, cơ quan, địa phương rà soát, cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên NSNN của các Bộ, cơ quan và địa phương, báo cáo Chính phủ để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Để có nguồn lực triển khai có kết quả Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn quốc trong năm 2025”, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép cắt giảm, tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 nêu trên của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để thực hiện việc hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, số kinh phí đến hết năm 2024 chưa sử dụng được phép chuyển nguồn sang năm 2025 để tiếp tục thực hiện; đồng thời cho phép các địa phương được sử dụng khoản cắt giảm, tiết kiệm này để hỗ trợ địa phương khác triển khai thực hiện.
- Căn cứ Kết luận 97-KL/TW năm 2024 của Trung ương, cho phép các địa phương sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư cho các dự án kết nối vùng, kết nối quốc gia, các công trình trọng điểm quốc gia thực hiện tại địa phương.
Triển khai Kết luận của Trung ương, Chính phủ đã hoàn thiện Báo cáo trình Quốc hội về dự toán NSNN năm 2025 trong đó đã kiến nghị Quốc hội quy định cụ thể nội dung này tại Nghị quyết của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2025.
Như vậy, cho phép các địa phương sử dụng nguồn cải cách tiền lương của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang còn dư để đầu tư cho các dự án kết nối vùng, kết nối quốc gia, các công trình trọng điểm quốc gia thực hiện tại địa phương.
Xem chi tiết các mốc thời điểm về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo chính sách tiền lương mới: Tải về
Công điện 107: Cho phép cải cách tiền lương của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang trong việc sử dụng nguồn cải cách, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Quản lý tiền lương và thu nhập từ đối với CBCCVC và LLVT khi cải cách tiền lương như thế nào?
Tại Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu rõ cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 như sau:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và quyết định mức chi trả thu nhập tương xứng với nhiệm vụ được giao.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng quy chế để thưởng định kỳ cho các đối tượng thuộc quyền quản lý, gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người.
- Mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì áp dụng chế độ tiền lương như công chức. Tiền lương thực trả gắn với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định trên cơ sở nguồn thu (từ ngân sách nhà nước cấp và từ nguồn thu của đơn vị), năng suất lao động, chất lượng công việc và hiệu quả công tác theo quy chế trả lương của đơn vị, không thấp hơn chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Bảng lương mới khi cải cách tiền lương có bắt buộc phải bỏ mức lương cơ sở không?
Theo điểm c khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định thì các yếu tố cụ thể để thiết kế 05 bảng lương mới gồm:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Như vậy khi cải cách tiền lương bảng lương mới phải bỏ mức lương cơ sở để xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể.
- Cập nhật mức lương cơ bản mới khi cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang có đặc điểm gì sau khi bãi bỏ mức lương cơ sở?
- Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185?
- Bảng lương chính thức: 07 bảng lương theo lương cơ sở 2.34 hay 05 bảng lương cụ thể số tiền chiếm 70% tổng quỹ lương áp dụng cho CBCCVC và LLVT sau 2026?
- Khả năng chưa thể tăng lương hưu từ 1/7/2025 cho người lao động, CBCCVC và LLVT vì sao?
- Hết tháng 6/2025 CBCCVC và LLVT sẽ có mức tăng lương hưu mới để thay thế mức lương hưu hiện tại có đúng không?