Công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế được xác định vị trí việc làm dựa trên những căn cứ nào?
Công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế được xác định vị trí việc làm dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 19/2023/TT-BYT quy định về nguyên tắc và căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế như sau:
Nguyên tắc và căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế
1. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức (sau đây viết tắt là Nghị định số 62/2020/NĐ-CP).
2. Căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP.
3. Việc xác định vị trí việc làm bảo đảm không tăng biên chế công chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ xác định vị trí việc làm
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
b) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
...
Như vậy, công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế được xác định vị trí việc làm dựa trên những căn cứ sau:
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế được xác định vị trí việc làm dựa trên những căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Các vị trí việc làm đối với công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế bao gồm những vị trí nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 19/2023/TT-BYT quy định về danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế như sau:
Danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế
1. Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế được quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
2. Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế được quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư.
3. Khung cấp độ xác định yêu cầu năng lực đối với vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế được quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
Như vậy, các vị trí việc làm đối với công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế bao gồm:
Thứ nhất, lĩnh vực Y tế dự phòng:
- Chuyên viên cao cấp về Kiểm soát bệnh tật;
- Chuyên viên chính về Kiểm soát bệnh tật;
- Chuyên viên về Kiểm soát bệnh tật.
Thứ hai, lĩnh vực Thiết bị y tế, Công trình y tế:
- Chuyên viên cao cấp về thiết bị y tế, công trình y tế;
- Chuyên viên chính về thiết bị y tế, công trình y tế;
- Chuyên viên về thiết bị y tế, công trình y tế.
Thứ ba, lĩnh vực Dược:
- Chuyên viên cao cấp về dược;
- Chuyên viên chính về dược;
- Chuyên viên về dược.
Thứ tư, lĩnh vực An toàn thực phẩm:
- Chuyên viên cao cấp về An toàn thực phẩm;
- Chuyên viên chính về An toàn thực phẩm;
- Chuyên viên về An toàn thực phẩm.
Thứ năm, lĩnh vực Dân số:
- Chuyên viên cao cấp về Dân số;
- Chuyên viên chính về Dân số;
- Chuyên viên về Dân số.
Thứ sáu, lĩnh vực Khám, chữa bệnh:
- Chuyên viên cao cấp về quản lý khám, chữa bệnh;
- Chuyên viên chính về quản lý khám, chữa bệnh;
- Chuyên viên về quản lý khám, chữa bệnh.
Thứ bảy, lĩnh vực Bảo hiểm y tế:
- Chuyên viên cao cấp về Bảo hiểm y tế;
- Chuyên viên chính về Bảo hiểm y tế.
- Chuyên viên về Bảo hiểm y tế
Thứ tám, lĩnh vực sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em:
- Chuyên viên cao cấp về Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em;
- Chuyên viên chính về Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em;
- Chuyên viên về Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.
Cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm xây dựng Đề án vị trí việc làm?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-BYT quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Cơ quan, tổ chức hành chính nêu tại Điều 2 của Thông tư này xây dựng Đề án vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức mình gửi cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ về tổ chức cán bộ cùng cấp để thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới ban hành.
Như vậy, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng Đề án vị trí việc làm bao gồm:
- Các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ Y tế và các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực y tế.
- Các cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quản lý nhà nước về y tế.
- Các cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện) quản lý nhà nước về y tế.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?