Công chức lãnh đạo luân chuyển có phải tự kiểm điểm về quá trình công tác khi hết thời gian luân chuyển không?

Theo quy định, công chức lãnh đạo luân chuyển có phải tự kiểm điểm về quá trình công tác khi hết thời gian luân chuyển không?

Luân chuyển là gì?

Căn cứ tại Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan sử dụng cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền quản lý, phân công, bố trí, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức.
2. Cơ quan quản lý cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương, cho thôi việc, nghỉ hưu, giải quyết chế độ, chính sách và khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
3. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
5. Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.
6. Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
7. Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.
8. Giáng chức là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn.
9. Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
10. Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
11. Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.
12. Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
13. Từ chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

Theo đó, luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.

Công chức lãnh đạo luân chuyển có phải tự kiểm điểm về quá trình công tác khi hết thời gian luân chuyển không?

Công chức lãnh đạo luân chuyển có phải tự kiểm điểm về quá trình công tác khi hết thời gian luân chuyển không?

Công chức lãnh đạo luân chuyển có phải tự kiểm điểm về quá trình công tác khi hết thời gian luân chuyển không?

Căn cứ tại Điều 62 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP quy định:

Nhận xét, đánh giá đối với công chức luân chuyển
1. Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan nơi đến tiến hành nhận xét, đánh giá định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền đối với công chức luân chuyển; báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định; đồng thời, gửi cơ quan nơi đi, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ để phối hợp, theo dõi theo quy định.
2. Khi hết thời gian luân chuyển hoặc khi đề xuất bố trí công tác khác:
a) Công chức luân chuyển tự kiểm điểm về quá trình công tác trong thời gian luân chuyển;
b) Tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan nơi đến nhận xét, đánh giá công chức luân chuyển trong thời gian công tác tại địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển nhận xét, đánh giá.
3. Cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về nhận xét, đánh giá và kết luận của mình đối với công chức luân chuyển.

Theo đó, khi hết thời gian luân chuyển, công chức lãnh đạo luân chuyển phải tự kiểm điểm về quá trình công tác trong thời gian luân chuyển.

Việc xem xét bố trí, phân công công chức lãnh đạo sau luân chuyển phải căn cứ vào đâu?

Căn cứ tại Điều 63 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 40 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP quy định:

Bố trí công chức sau luân chuyển
1. Việc xem xét bố trí, phân công công chức sau luân chuyển phải căn cứ yêu cầu công tác cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế, kết quả công tác, năng lực, sở trường của công chức luân chuyển gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị và kết quả nhận xét, đánh giá của cấp có thẩm quyền.
2. Trường hợp công chức luân chuyển được cấp có thẩm quyền quyết định tiếp tục bố trí ổn định công tác ở địa phương, cơ quan nơi đến thì không còn xem là công chức luân chuyển theo quy định.

Theo đó, việc xem xét bố trí, phân công công chức lãnh đạo sau luân chuyển phải căn cứ yêu cầu công tác cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế, kết quả công tác, năng lực, sở trường của công chức luân chuyển gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị và kết quả nhận xét, đánh giá của cấp có thẩm quyền.

Công chức lãnh đạo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người được bầu làm Trưởng phòng và tương đương thuộc Bộ không giữ chức vụ gì trước đó được không?
Lao động tiền lương
Công chức lãnh đạo phải đạt các tiêu chuẩn về trình độ như thế nào?
Lao động tiền lương
Công chức lãnh đạo luân chuyển có phải tự kiểm điểm về quá trình công tác khi hết thời gian luân chuyển không?
Lao động tiền lương
05 tiêu chuẩn chung về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật của công chức lãnh đạo là gì?
Lao động tiền lương
Công chức lãnh đạo luân chuyển có được bố trí nhà ở công vụ không?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn chung về chính trị tư tưởng của công chức lãnh đạo quản lý ra sao?
Lao động tiền lương
Công chức lãnh đạo không có đơn từ chức thì có được bố trí vị trí công tác khác không?
Lao động tiền lương
Tuổi bổ nhiệm đối với CCVC của đơn vị thuộc Bộ GDĐT được đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn như thế nào?
Lao động tiền lương
Thêm trường hợp xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, đó là trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Kinh nghiệm thực tiễn, thời gian công tác đối với công chức lãnh đạo quản lý như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công chức lãnh đạo
274 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào