Công chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài có phải báo cáo kết quả học tập không?
Công chức đáp ứng điều kiện nào thì được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài?
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện để công chức được đi bồi dưỡng ở nước ngoài, cụ thể như sau:
- Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian dưới 01 tháng, cán bộ, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 18 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.
- Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian từ 01 tháng trở lên, cán bộ, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 02 năm tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.
- Không trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật hoặc trong thời gian thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên; không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm trước liền kề.
- Chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải phù hợp với nội dung của khóa bồi dưỡng.
- Có sức khỏe bảo đảm đáp ứng yêu cầu khóa bồi dưỡng.
Công chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài có phải báo cáo kết quả học tập không? (Hình từ Internet)
Công chức có phải báo cáo kết quả khi đi bồi dưỡng ở nước ngoài?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 01/2018/TT-BNV quy định về trách nhiệm, nhiệm vụ của trưởng đoàn và cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài
Trách nhiệm, nhiệm vụ của trưởng đoàn và cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài
...
2. Trách nhiệm và nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài:
a) Chấp hành đầy đủ quy định về quản lý đoàn và cán bộ, công chức, viên chức đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; tuân thủ sự chỉ đạo của trưởng đoàn;
b) Chấp hành luật pháp, tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của nước đến học tập, nội quy của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và cơ sở lưu trú;
c) Báo cáo kết quả học tập theo quy định.
Như vậy, việc báo cáo kết quả học tập trong quá trình đi bồi dưỡng ở nước ngoài là công việc bắt buộc đối với công chức.
Yêu cầu đối với báo cáo của công chức được quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 01/2018/TT-BNV phải bao gồm các nội dung như sau:
- Họ tên, năm sinh;
- Chức danh, chức vụ, cơ quan công tác, số điện thoại liên lạc; địa chỉ thư điện tử.
- Kết quả thực hiện và nhận xét, đánh giá về nội dung, chương trình, phương pháp, thời gian và công tác tổ chức khóa bồi dưỡng;
- Những kiến thức, kinh nghiệm đã tiếp thu và đề xuất vận dụng vào công tác chuyên môn, quản lý điều hành của cơ quan, đơn vị đang công tác;
- Đề xuất và kiến nghị về công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài.
Công chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài không báo cáo kết quả học tập sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 01/2018/TT-BNV quy định về xử lý vi phạm
Những trường hợp sau đây, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức:
1. Trưởng đoàn thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra những hiện tượng tiêu cực; hoạt động của đoàn trong thời gian ở nước ngoài không đúng với mục đích và không hoàn thành chương trình của khóa bồi dưỡng;
2. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng không chấp hành quy định của đoàn, bỏ học không có lý do; vi phạm nội quy của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc pháp luật của nước sở tại; không chấp hành các quy định về bảo vệ chính trị nội bộ, kỷ luật phát ngôn, giữ bí mật của Nhà nước; về nước không đúng thời hạn (trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép);
3. Không chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
Như vậy, nếu công chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài không thực hiện báo cáo kết quả học tập thì tùy vào tính chất, mức độ sẽ bị kỷ luật theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật Cán bộ, công chức 2008, được sửa đổi bổ sung tại bởi khoản 15 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019, và được hướng dẫn bởi khoản 2, 3 Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định về các hình thức kỷ luật công chức như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với công chức
1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
Quy chiếu đến nội dung tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
...
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?