Công an nhân dân có được thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh quốc gia?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Công an nhân dân có được thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh quốc gia không?

Công an nhân dân có được thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh quốc gia?

Căn cứ theo khoản 9 Điều 16 Luật Công an nhân dân 2018 quy định:

Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân
...
8. Thực hiện quản lý về thi hành án hình sự, thi hành tạm giữ, tạm giam; quản lý trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; tổ chức thi hành bản án, quyết định về hình sự, biện pháp tư pháp; thực hiện giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự; quản lý đối tượng được tha tù trước thời hạn có điều kiện; thực hiện công tác dẫn giải, áp giải, quản lý kho vật chứng, bảo vệ phiên tòa và thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện quản lý về xử phạt, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
10. Thực hiện quản lý về cư trú, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân, con dấu, trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng, vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân và giấy tờ tùy thân khác; đăng ký, cấp, quản lý biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và thực hiện quản lý về an ninh, trật tự đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, Công an nhân dân được quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật hiện hành.

Công an nhân dân có được thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh quốc gia?

Công an nhân dân có được thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh quốc gia? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc chung khi thực hiện công tác dân vận Công an nhân dân được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 09/2024/TT-BCA quy định về nguyên tắc chung khi thực hiện công tác dân vận Công an nhân dân gồm:

- Tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo về thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân và các quy định có liên quan.

- Xuất phát từ lợi ích của quần chúng nhân dân, thực hiện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhân dân, hướng tới mục tiêu đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và công tác bảo đảm an ninh, trật tự.

- Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, đồng bộ của cấp ủy, thủ trưởng Công an các cấp trong thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân.

- Thực hiện công tác dân vận theo trách nhiệm được phân công; phù hợp yêu cầu thực tiễn theo từng địa bàn, lĩnh vực, đối tượng cụ thể.

Nội dung thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2024/TT-BCA quy định thì nội dung thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân bao gồm:

- Tham mưu ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, quy chế, chương trình, kế hoạch về vận động Nhân dân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

- Tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và công tác bảo đảm an ninh, trật tự. Tuyên truyền, vận động người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện đúng các quy định của Chính phủ Việt Nam, chính quyền nước sở tại và phát huy khả năng, điều kiện tham gia vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong và ngoài nước; vận động, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân các nước, bạn bè quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác cải cách hành chính, quản lý cư trú, ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, tiện ích mạng xã hội trong thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân.

- Nắm tình hình Nhân dân và thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Nhân dân liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự.

- Tổ chức lấy ý kiến giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân trong xây dựng lực lượng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân.

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị thực hiện công tác dân vận, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước.

- Vận động Nhân dân tham gia, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, tai nạn và tệ nạn xã hội phù hợp với từng địa bàn, lĩnh vực, đối tượng.

- Thực hiện phong trào thi đua dân vận khéo của lực lượng Công an nhân dân. Rà soát, đánh giá chất lượng mô hình và xây dựng, duy trì, nhân rộng các mô hình, điển hình dân vận khéo của lực lượng Công an nhân dân và các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Tham gia xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.

- Thực hiện công tác an sinh xã hội, từ thiện, giúp đỡ Nhân dân phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; củng cố, tăng cường tình đoàn kết, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa lực lượng Công an nhân dân với Nhân dân.

- Tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách dân tộc, tôn giáo và chính sách xã hội gắn với giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

- Giáo dục cán bộ, chiến sĩ về chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, phục vụ Nhân dân. Kiện toàn, xây dựng lực lượng làm công tác dân vận; tăng cường cán bộ, chiến sĩ thực hiện công tác dân vận, bảo đảm an ninh, trật tự hướng về cơ sở.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân.

- Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng về công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân.

- Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện lý luận về công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân.

Công an nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Quan hệ phối hợp giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Sĩ quan Công an nhân dân nếu giữ nhiều chức vụ, chức danh trong cùng một thời điểm thì được hưởng quyền lợi của chức vụ, chức danh cao nhất đúng không?
Lao Động Tiền Lương
Công an nhân dân có được sử dụng phù hiệu khi đã nghỉ hưu hay không? Hạn tuổi phục vụ cao nhất của Công an nhân dân là bao nhiêu?
Lao Động Tiền Lương
Chức vụ tương đương Trung đội trưởng trong Công an nhân dân do ai quy định?
Lao Động Tiền Lương
Tiểu đoàn trưởng có thuộc các chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân không?
Lao Động Tiền Lương
Chức danh nghiệp vụ và tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ của sĩ quan Công an nhân dân do ai quy định?
Lao Động Tiền Lương
Cơ quan nơi sĩ quan Công an nhân dân được biệt phái đến có trách nhiệm gì?
Lao Động Tiền Lương
Ai có thẩm quyền phong bậc hàm cấp tướng sĩ quan Công an nhân dân?
Lao Động Tiền Lương
Thủ tục giáng cấp đối với sĩ quan bậc hàm cấp tá do ai quy định theo Luật Công an nhân dân?
Lao Động Tiền Lương
Khi nào thì cần thành lập đồn, trạm Công an trên các địa bàn thành phố? Chăm sóc sức khỏe cho công an nhân dân và thân nhân hiện nay như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công an nhân dân
111 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào