Công an nhân dân có được quản lý xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam không?
Công an nhân dân có được quản lý xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam không?
Căn cứ khoản 5 Điều 16 Luật Công an nhân dân 2018 quy định:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân
...
5. Thực hiện quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước; chủ trì thực hiện quản lý về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật; kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật; phối hợp với Quân đội nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, cửa khẩu, hải đảo, vùng biển, vùng trời và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan.
...
Như vậy, theo Luật Công an nhân dân 2018, công an nhân dân được quản lý xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam theo quy định.
Công an nhân dân có được quản lý xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Giấy chứng minh Công an nhân dân được cấp cho những ai?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 59/2008/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng được cấp Giấy chứng minh Công an nhân dân
1. Giấy chứng minh Công an nhân dân cấp cho sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đang phục vụ tại ngũ trong lực lượng Công an nhân dân theo chế độ chuyên nghiệp.
2. Giấy chứng nhận cấp cho hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên; nhân viên tạm tuyển đang phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Theo đó, Giấy chứng minh Công an nhân dân cấp cho sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đang phục vụ tại ngũ trong lực lượng Công an nhân dân theo chế độ chuyên nghiệp.
Căn cứ Điều 1 Nghị định 59/2008/NĐ-CP quy định như sau:
Giấy chứng minh Công an nhân dân
1. Giấy chứng minh Công an nhân dân là loại giấy chỉ cấp cho sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đang phục vụ tại ngũ trong lực lượng Công an nhân dân theo chế độ chuyên nghiệp.
2. Giấy chứng minh Công an nhân dân được cấp nhằm mục đích sau:
a) Chứng minh người được cấp Giấy chứng minh Công an nhân dân là sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đang phục vụ tại ngũ trong lực lượng Công an nhân dân theo chế độ chuyên nghiệp;
b) Phục vụ công tác chiến đấu, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội;
c) Phục vụ công tác quản lý sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân.
Theo đó, Giấy chứng minh Công an nhân dân được cấp để:
- Chứng minh người được cấp Giấy chứng minh Công an nhân dân là sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đang phục vụ tại ngũ trong lực lượng Công an nhân dân theo chế độ chuyên nghiệp;
- Phục vụ công tác chiến đấu, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội;
- Bên cạnh đó, còn dùng để phục vụ công tác quản lý sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân.
Khi nào cấp, đổi giấy chứng minh Công an nhân dân?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 59/2008/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp, đổi, thu hồi Giấy chứng minh Công an nhân dân
1. Giấy chứng minh Công an nhân dân được cấp, đổi khi cũ nát hoặc sĩ quan, hạ sĩ quan có sự thay đổi về:
a) Chức vụ: từ cán bộ lên lãnh đạo, chỉ huy; từ cấp Phó lên cấp Trưởng; từ lãnh đạo, chỉ huy cấp dưới lên lãnh đạo, chỉ huy cấp trên và ngược lại;
b) Cấp bậc hàm: từ hạ sĩ quan lên sĩ quan cấp úy; từ sĩ quan cấp úy lên sĩ quan cấp tá; từ sĩ quan cấp tá lên sĩ quan cấp tướng và ngược lại;
c) Đơn vị, địa bàn công tác.
2. Giấy chứng minh Công an nhân dân phải được thu hồi khi sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu, chuyển ngành, xuất ngũ, bị tước danh hiệu Công an nhân dân.
3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, đổi, thu hồi Giấy chứng minh Công an nhân dân theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Theo đó, Giấy chứng minh Công an nhân dân được cấp, đổi trong trường hợp:
- Giấy chứng minh Công an nhân dân bị cũ, nát.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan có sự thay đổi về:
+ Chức vụ: từ cán bộ lên lãnh đạo, chỉ huy; từ cấp Phó lên cấp Trưởng; từ lãnh đạo, chỉ huy cấp dưới lên lãnh đạo, chỉ huy cấp trên và ngược lại;
+ Cấp bậc hàm: từ hạ sĩ quan lên sĩ quan cấp úy; từ sĩ quan cấp úy lên sĩ quan cấp tá; từ sĩ quan cấp tá lên sĩ quan cấp tướng và ngược lại;
+ Đơn vị, địa bàn công tác.
Ai là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân?
Căn cứ tại Điều 19 Luật Công an nhân dân 2018 quy định:
Chỉ huy trong Công an nhân dân
1. Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.
2. Chỉ huy công an cấp dưới chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên về tổ chức và hoạt động của đơn vị công an được giao phụ trách. Chỉ huy công an địa phương chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên và trước cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân có chức vụ hoặc cấp bậc hàm cao hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ hoặc cấp bậc hàm thấp hơn.
Trường hợp sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ cao hơn nhưng cấp bậc hàm ngang hoặc thấp hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có cấp bậc hàm ngang hoặc cao hơn nhưng chức vụ thấp hơn.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.











- Chốt danh sách cán bộ công chức được ưu tiên xem xét giải quyết chính sách nếu tự nguyện tinh giản tại khu vực Hà Nội từ ngày bao nhiêu?
- Sắp xếp tổ chức bộ máy: Chính thức cho nghỉ việc toàn bộ CCVC và người lao động theo Công văn 1767 khi không đáp ứng tiêu chí gì?
- Ủy ban TVQH chốt số lượng cán bộ cấp tỉnh theo Nghị Quyết 76 không vượt quá bao nhiêu?
- Tinh giản biên chế: Chốt nhóm cán bộ công chức được tiếp tục sàng lọc nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ tại khu vực Thủ đô?
- Quyết định tăng tiền lương lên cao hơn trong năm 2025 cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang được đề xuất thực hiện trong trường hợp nào?