Con rể của công chức có thể là thành viên Hội đồng kỷ luật công chức đó hay không?
Con rể của công chức có thể là thành viên Hội đồng kỷ luật công chức đó hay không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:
Thành phần Hội đồng kỷ luật công chức
...
4. Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm của công chức bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên Hội đồng kỷ luật.
...
Như vậy, con rể của công chức bị xem xét kỷ luật vẫn có thể là thành viên của Hội đồng kỷ luật nếu không liên quan đến hành vi vi phạm.
Con rể của công chức có thể là thành viên Hội đồng kỷ luật công chức đó hay không? (Hình từ Internet)
Thành phần Hội đồng kỷ luật công chức có bao nhiêu thành viên?
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về thành phần Hội đồng kỷ luật công chức như sau:
(1) Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
- 01 Chủ tịch Hội đồng:
+ Là người đứng đầu cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
+ Hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
- 04 Ủy viên Hội đồng:
+ 01 người là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng công chức;
+ 01 người là đại diện cấp ủy của cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng công chức;
+ 01 người là đại diện Ban chấp hành công đoàn của cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
+ 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức.
(2) Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
- 01 Chủ tịch Hội đồng:
+ Là người đứng đầu cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
+ Hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
- 04 Ủy viên Hội đồng:
+ 01 người là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng công chức;
+ 01 người là đại diện tổ chức đảng của cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
+ 01 người là đại diện Ban chấp hành công đoàn của cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
+ 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức.
(3) Đối với công chức cấp xã
Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
- 01 Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Liên đoàn lao động cấp huyện;
- 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã có công chức bị xem xét xử lý kỷ luật;
- 01 Ủy viên Hội đồng:
+ Là đại diện lãnh đạo phòng chuyên môn cấp huyện trực tiếp quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của công chức cấp xã bị xem xét xử lý kỷ luật.
+ Là đại diện lãnh đạo Ban chỉ huy quân sự cấp huyện trong trường hợp công chức vi phạm là Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã
+ Là đại diện lãnh đạo Công an huyện trong trường hợp công chức vi phạm là trưởng công an xã (áp dụng đối với xã, thị trấn chưa tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân 2018);
- 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là đại diện lãnh đạo Phòng Nội vụ cấp huyện.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật công chức như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:
Hội đồng kỷ luật công chức
...
2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật
a) Hội đồng kỷ luật họp khi có từ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng.
b) Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín.
c) Việc họp Hội đồng kỷ luật phải được lập thành biên bản, trong đó thể hiện rõ ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật.
d) Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
...
Như vậy, Hội đồng kỷ luật công chức có những nguyên tắc làm việc như:
- Hội đồng kỷ luật khi tổ chức họp phải đảm bảo số lượng từ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng;
- Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật công chức thông qua việc bỏ phiếu kín;
- Việc họp Hội đồng kỷ luật phải được lập thành biên bản, trong đó thể hiện rõ ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật;
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Hội đồng kỷ luật tự giải thể.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?