Có yêu cầu kinh nghiệm làm việc để được dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên không?
Có yêu cầu kinh nghiệm làm việc để được dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên không?
Căn cứ theo Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định như sau:
Điều kiện dự thi nâng ngạch
...
3. Điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên
Công chức Tòa án nhân dân các cấp khi dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên ngoài các điều kiện tại Khoản 1 Điều này, còn phải có các điều kiện sau đây:
a) Nâng ngạch Thẩm tra viên chính:
- Đã giữ ngạch Thẩm tra viên hoặc tương đương được từ đủ 09 năm trở lên tính đến thời điểm đăng ký dự thi nâng ngạch, trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng);
- Có chứng chỉ đào tạo Nghiệp vụ Thẩm tra viên chính.
b) Nâng ngạch Thẩm tra viên cao cấp:
- Đã có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên tính đến thời điểm đăng ký dự thi nâng ngạch, trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng);
- Trong thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng được ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh trở lên được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu;
- Có chứng chỉ đào tạo Nghiệp vụ Thẩm tra viên cao cấp.
4. Trường hợp dự thi nâng ngạch Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này mà đã có thời gian làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp thì thời gian giữ ngạch Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên tương ứng được xác định như sau:
a) Thời gian làm Thẩm phán sơ cấp được tính là thời gian đã giữ ngạch Thẩm tra viên, Thư ký viên để dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên chính, Thư ký viên chính;
b) Thời gian làm Thẩm phán trung cấp được tính là thời gian đã giữ ngạch Thẩm tra viên chính, Thứ ký viên chính để dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký viên cao cấp.
...
Theo đó, để được dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên thì cần đáp ứng điều kiện về kinh nghiệm làm việc, cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp nâng lên ngạch Thẩm tra viên chính: đã giữ ngạch Thẩm tra viên hoặc tương đương được từ đủ 09 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên tối thiểu là đủ 12 tháng.
- Đối với trường hợp nâng lên ngạch Thẩm tra viên cao cấp: đã giữ ngạch Thẩm tra viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính tối thiểu là đủ 12 tháng.
Có yêu cầu kinh nghiệm làm việc để được dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên không? (Hình từ Internet)
Tổ chức thi nâng ngạch Thẩm tra viên vào thời gian nào trong năm?
Căn cứ theo Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định như sau:
Nguyên tắc nâng ngạch
1. Đối tượng dự thi phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch dự thi theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân và Quy định này.
2. Việc thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được thực hiện theo tuần tự từ ngạch thấp lên ngạch cao liền kề, cụ thể là:
a) Thi nâng ngạch Thư ký Tòa án: từ cán sự, nhân viên lên Thư ký viên, từ Thư ký viên lên Thư ký viên chính và từ Thư ký viên chính lên Thư ký viên cao cấp;
b) Thi nâng ngạch Thẩm tra viên: từ Thẩm tra viên lên Thẩm tra viên chính; từ Thẩm tra viên chính lên Thẩm tra viên cao cấp.
3. Kỳ thi nâng ngạch được tổ chức theo nguyên tắc cạnh tranh giữa các Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trong cùng Tòa án nhân dân. Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án có đủ các điều kiện được đăng ký dự thi nâng ngạch theo nguyên tắc không hạn chế số lượng trên mỗi chỉ tiêu nâng ngạch.
4. Kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được tổ chức làm 02 kỳ vào tháng 5 và tháng 11 hằng năm. Trường hợp cần thiết, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định bổ sung kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
5. Việc tổ chức thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giao cho Học viện Tòa án, phối hợp chặt chẽ với Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao thực hiện.
Theo đó, kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên được tổ chức vào tháng 5 và tháng 11 hằng năm. Ngoài ra, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thể quyết định bổ sung kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên trong trường hợp cần thiết.
Hồ sơ dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên được thẩm định trong bao lâu?
Căn cứ theo Điều 19 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định như sau:
Thẩm định hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch
1. Sau khi hết thời hạn nộp hồ sơ, trong thời hạn 20 ngày làm việc, Vụ Tổ chức - Cán bộ có trách nhiệm hoàn thành công tác thẩm định hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
2. Tổng hợp danh sách người đăng ký dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án để trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
3. Sau khi được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt, Vụ Tổ chức - Cán bộ thông báo danh sách người dự thi đến Học viện Tòa án.
Theo đó, việc thẩm định hồ sơ dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên được hoàn thành trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?