Có yêu cầu giáo viên trung học cơ sở hạng 1 phải có bằng Thạc sĩ không?
Giáo viên có những hạng chức danh nghề nghiệp nào?
Hiện nay, về các hạng chức danh nghề nghiệp của từng loại giáo viên được quy định cụ thể trong từng văn bản. Dưới đây sẽ tổng hợp các hạng chức danh của giáo viên.
Thứ nhất, giáo viên mầm non
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, về các chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non bao gồm:
- Giáo viên mầm non hạng III - Mã số V.07.02.26;
- Giáo viên mầm non hạng II - Mã số V.07.02.25;
- Giáo viên mầm non hạng I - Mã số V.07.02.24.
Thứ hai, giáo viên tiểu học
Căn cứ Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học như sau:
Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học bao gồm:
- Giáo viên tiểu học hạng III - Mã số V.07.03.29.
- Giáo viên tiểu học hạng II - Mã số V.07.03.28.
- Giáo viên tiểu học hạng I - Mã số V.07.03.27.
Thứ ba, giáo viên trung học cơ sở
Căn cứ Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở như sau:
Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở bao gồm:
- Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số V.07.04.32.
- Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số V.07.04.31.
- Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30.
Thứ ba, giáo viên trung học phổ thông
Tại Điều 2 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông như sau:
Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông bao gồm:
- Giáo viên trung học phổ thông hạng III - Mã số V.07.05.15.
- Giáo viên trung học phổ thông hạng II - Mã số V.07.05.14.
- Giáo viên trung học phổ thông hạng I - Mã số V.07.05.13.
Thứ tư, giáo viên dự bị đại học
Theo Điều 1 Thông tư 06/2017/TT-BNV quy định mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học như sau:
Mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học
- Giáo viên dự bị đại học hạng I - Mã số: V.07.07.17
- Giáo viên dự bị đại học hạng II - Mã số: V.07.07.18
- Giáo viên dự bị đại học hạng III - Mã số: V.07.07.19.
Giáo viên trung học cơ sở hạng 1
Giáo viên trung học cơ sở hạng 1 có nhiệm vụ gì?
Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định:
Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30
1. Nhiệm vụ
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng II, giáo viên trung học cơ sở hạng I phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
a) Tham gia biên soạn hoặc thẩm định hoặc lựa chọn sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương hoặc các tài liệu dạy học khác và tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên;
b) Làm báo cáo viên, chia sẻ kinh nghiệm hoặc dạy minh họa ở các lớp tập huấn, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên từ cấp huyện trở lên hoặc tham gia dạy học trực tuyến;
c) Chủ trì triển khai, hướng dẫn đồng nghiệp triển khai các chủ trương, nội dung đổi mới của ngành;
d) Tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp huyện trở lên; tham gia đánh giá hoặc hướng dẫn các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ từ cấp huyện trở lên;
đ) Tham gia ban tổ chức hoặc ban giám khảo hoặc ban ra đề trong các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp huyện trở lên (nếu có).
Như vậy, ngoài các nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng 2 thì giáo viên trung học cơ sở hạng 1 phải thực hiện tuân theo các nhiệm vụ tại khoản 1 Điều 5 nêu trên.
Có yêu cầu giáo viên trung học cơ sở hạng 1 phải có bằng Thạc sĩ không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên trung học cơ sở hạng 1 như sau:
Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I.
Từ quy định trên, yêu cầu giáo viên trung học cơ sở hạng 1 phải có bằng Thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên là một trong hai tiêu chuẩn về trình độ đào tạo.
Bên cạnh đó, ngoài có bằng Thạc sĩ thuộc ngành đào tạo giáo viên thì cần phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng 1.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?