Có trường hợp nào đoàn viên công đoàn vi phạm sẽ không xem xét xử lý kỷ luật không?

Có những tình huống nào mà đoàn viên công đoàn vi phạm có thể sẽ không xem xét để chịu trách nhiệm kỷ luật không?

Có trường hợp nào đoàn viên công đoàn vi phạm sẽ không xem xét xử lý kỷ luật không?

Theo quy định tại Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:

Các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật và không xử lý kỷ luật
1. Trường hợp cán bộ, đoàn viên vi phạm chưa xem xét xử lý kỷ luật:
a) Đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
b) Đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc tạm thời đang mất khả năng nhận thức, bị ốm nặng điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (từ cấp huyện trở lên) xác nhận.
c) Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.
2. Trường hợp cán bộ, đoàn viên vi phạm không xem xét xử lý kỷ luật:
a) Đã qua đời.
b) Đã kịp thời báo cáo với cấp có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật nhưng không được xem xét giải quyết hoặc đã ý kiến tỏ rõ sự không tán thành với việc sai trái đó nhưng vẫn phải chấp hành và đã được bảo lưu ý kiến.
c) Trước khi sự việc xảy ra đã chủ động báo cáo cho lãnh đạo, nghiêm túc và thành khẩn nhận khuyết điểm, tích cực phối hợp với đơn vị trong việc khắc phục hậu quả.
d) Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế bất khả kháng khi thi hành nhiệm vụ, công vụ.
đ) Mất năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, sẽ có trường hợp đoàn viên công đoàn vi phạm sẽ không xem xét xử lý kỷ luật. Cụ thể là những trường hợp sau:

- Đoàn viên đã qua đời.

- Đoàn viên đã kịp thời báo cáo với cấp có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật nhưng không được xem xét giải quyết hoặc đã ý kiến tỏ rõ sự không tán thành với việc sai trái đó nhưng vẫn phải chấp hành và đã được bảo lưu ý kiến.

- Trước khi sự việc xảy ra đoàn viên đã chủ động báo cáo cho lãnh đạo, nghiêm túc và thành khẩn nhận khuyết điểm, tích cực phối hợp với đơn vị trong việc khắc phục hậu quả.

- Đoàn viên được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế bất khả kháng khi thi hành nhiệm vụ, công vụ.

- Đoàn viên bị nất năng lực hành vi dân sự.

Có trường hợp nào đoàn viên công đoàn vi phạm sẽ không xem xét xử lý kỷ luật không?

Có trường hợp nào đoàn viên công đoàn vi phạm sẽ không xem xét xử lý kỷ luật không? (Hình từ Internet)

Thời hạn tối đa xử lý kỷ luật đoàn viên là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022, quy định như sau:

Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật của công đoàn áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
3. Không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 6 Quy định này; thời gian điều tra, truy tố, xét xử (nếu có); thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện tại tòa án về quyết định xử lý kỷ luật.
4. Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, nếu quá thời hạn nêu trên thì việc xem xét xử lý kỷ luật được tiến hành tại kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn gần nhất.
5. Sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật, nếu cán bộ, đoàn viên không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực.

Theo đó, thời hạn tối đa xử lý kỷ luật đoàn viên là 90 ngày. Tuy nhiên, có thể kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật nhưng không quá 150 ngày đối với trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra để xác minh làm rõ thêm.

Đoàn viên công đoàn có được biểu quyết công việc của công đoàn hay không?

Căn cứ theo Điều 18 Luật Công đoàn 2012 quy định về quyền của công đoàn như sau:

Quyền của đoàn viên công đoàn
1. Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
2. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
3. Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
4. Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
5. Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
6. Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
7. Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.

Theo đó, khi tham gia công đoàn thì đoàn viên có quyền được biểu quyết công việc của công đoàn.

Đoàn viên công đoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chế độ chi điều dưỡng, phục hồi sức khỏe cho đoàn viên công đoàn, người lao động ra sao?
Lao động tiền lương
Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới với chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030 ra sao?
Lao động tiền lương
Đối tượng, mức chi chăm lo Tết 2025 cho cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động Thành phố Hồ Chí Minh thế nào?
Lao động tiền lương
Tổ chức các hoạt động chăm lo tết Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động Thành phố HCM với mục đích gì?
Lao động tiền lương
Các hoạt động tết 2025 cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động thành phố Hồ Chí Minh thế nào?
Lao động tiền lương
Đoàn viên công đoàn có phải đóng đoàn phí công đoàn trong thời gian hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội không?
Lao động tiền lương
Đoàn viên công đoàn có tiến bộ, không tái phạm sau bao lâu thì đương nhiên được chấm dứt kỷ luật?
Lao động tiền lương
Đoàn viên có phải trả phí cho Công đoàn tư vấn pháp luật về lao động không?
Lao động tiền lương
Việc kết nạp lại đoàn viên công đoàn được thực hiện khi nào?
Lao động tiền lương
Đoàn viên công đoàn có phải vận động NLĐ gia nhập Công đoàn không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đoàn viên công đoàn
352 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đoàn viên công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đoàn viên công đoàn

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tài chính Công đoàn: Các văn bản liên quan cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào