Cơ quan tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Quảng Bình là ở đâu?
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Quảng Bình là ở đâu?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Theo đó, cơ quan giải quyết bảo hiểm thất nghiệp Quảng Bình là Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Bình, cụ thể:
Địa chỉ: số 76 Đường Hữu Nghị - TP. Đồng Hới - Quảng Bình.
Hotline: 0232.6250999
Tel: 0232.6250.999
Fax: 0232.6250919
Email: trungtamquangbinh@gmail.com.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Quảng Bình là ở đâu?
Đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Căn cứ theo Điều 45 Luật Việc làm 2013 được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.
Và căn cứ theo Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy đinh:
Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
...
Từ các quy định trên cho thấy trường hợp người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục nhưng vẫn đảm bảo đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật như đã nêu trên thì vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp mới nhất online đơn giản như thế nào?
Hiện nay có 02 cách tra cứu BHTN online do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp để người lao động có thể tra cứu thuận tiện và đơn giản nhất, cụ thể như sau:
Cách 1: Qua trang website của BHXH Việt Nam
Bước 1: Người lao động truy cập vào cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn/(1). Sau đó người lao động chọn chức năng "Tra cứu trực tuyến" (2)
Hoặc cũng thể truy cập nhanh vào trang tra cứu trực tuyến BHTN theo đường dẫn sau: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/dang-nhap-tra-cuu.aspx. Tại trang tra cứu chọn tiện ích “Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp”(3).
Bước 2: Người lao động nhập Tài khoản truy cập là mã số BHXH của cá nhân. Sau đó tích chọn "Tôi không phải người máy" để xác nhận và nhấn chọn "Lấy mã tra cứu".
Bước 3: Khi các thông tin nhập là chính xác, hệ thống sẽ gửi về bảng thông tin xác nhận tương tự. Khi này cần tiếp tục nhập mã số BHXH và tích chọn vào ô “Tôi không phải người máy”. Sau đó nhấn chọn "Tra cứu" để xem kết quả.
Người lao động cần chú ý đến thông tin về trạng thái tham gia, trong trường hợp đang chờ giải quyết hưởng chế độ BHTN hệ thống sẽ cập nhật các thông tin liên quan để tiện theo dõi.
Cách 2: Qua ứng dụng VssID
Bước 1: Người lao động đang nhập vào ứng dụng VssID sử dụng tài khoản BHXH cá nhân. Tại "Quản lý cá nhân" để tra cứu quá trình tham gia BHTN chọn "Quá trình tham gia"
Bước 2: Chọn "BHTN" để xem quá trình tham gia đóng BHTN của cá nhân tra cứu:
Bước 3: Các trông tin người lao động tra cứu được về quá trình đóng BHTN gồm: Tổng thời gian tham gia, công ty người lao động đã làm việc trước đó và được đóng BHTN. Để xem chi tiết nhấn chọn biểu tượng "con mắt" để biết các thông tin về mức lương và mức đóng BHTN.
Tham khảo thêm Toàn văn 04 chế độ bảo hiểm thất nghiệp: TẢI VỀ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?