Có mấy tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức?

Cho tôi hỏi có mấy tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức? Câu hỏi của chị B.N (Bình Phước)

Mục đích đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là gì?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 03/2023/TT-BNV quy định:

Mục đích, nội dung đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
1. Cung cấp cho Bộ Nội vụ; các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu những thông tin khách quan về chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng bồi dưỡng, Bộ Nội vụ; các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu đề xuất, triển khai các giải pháp đổi mới để nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
3. Nội dung đánh giá:
a) Chương trình, tài liệu.
b) Học viên.
c) Giảng viên.
d) Cơ sở vật chất và các hoạt động hỗ trợ.
đ) Khóa bồi dưỡng.
e) Hiệu quả sau bồi dưỡng.

Theo đó, mục đích đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là:

- Cung cấp cho Bộ Nội vụ; các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu những thông tin khách quan về chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

- Căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng bồi dưỡng, Bộ Nội vụ; các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu đề xuất, triển khai các giải pháp đổi mới để nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Có mấy tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức?

Có mấy tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức? (Hình từ Internet)

Có mấy tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức?

Căn cứ tại Điều 24 Thông tư 03/2023/TT-BNV quy định:

Tiêu chí đánh giá
1. Chương trình, tài liệu:
a) Mục tiêu của chương trình được xác định rõ ràng.
b) Chuẩn đầu ra của chương trình được xác định rõ ràng, đáp ứng được các yêu cầu mà học viên cần đạt sau khi hoàn thành chương trình.
c) Nội dung tài liệu không trùng lặp với nội dung của các tài liệu khác.
d) Nội dung tài liệu bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
đ) Tài liệu được biên soạn bảo đảm cân đối giữa lý thuyết, câu hỏi thảo luận, thực hành và bài tập tình huống thực tiễn.
e) Tài liệu có cấu trúc, trình tự logic; ngôn ngữ, chính tả và thể thức đúng quy định.
g) Đóng góp của mỗi phần, mỗi chuyên đề trong tài liệu đối với việc đạt chuẩn đầu ra là rõ ràng.
h) Tài liệu được thiết kế, biên soạn dựa trên chuẩn đầu ra của chương trình.
2. Học viên:
a) Tích cực trao đổi, thảo luận nội dung các chuyên đề của khóa bồi dưỡng.
b) Tích cực chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, tình huống thực tế trong thời gian học tập.
c) Thực hiện tốt các hướng dẫn học tập của giảng viên.
d) Thực hiện đầy đủ các quy định của khóa bồi dưỡng, của Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu.
3. Giảng viên:
a) Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của giảng viên phù hợp với nội dung giảng dạy.
b) Giảng viên hướng dẫn, khuyến khích và phát huy kinh nghiệm thực tế của học viên trong quá trình học tập.
c) Giảng viên thực hiện đúng quy định của chương trình, tài liệu về thời gian giảng lý thuyết, thảo luận, thực hành và hướng dẫn giải quyết bài tập tình huống thực tiễn.
d) Giảng viên có biểu hiện tốt về tư tưởng chính trị.
đ) Giảng viên đối xử hòa nhã và có thái độ văn minh, lịch sự trong giao tiếp với học viên.
e) Giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra của chương trình.
4. Cơ sở vật chất và các hoạt động hỗ trợ:
a) Phòng học và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.
b) Tài liệu và đồ dùng giảng dạy, học tập đáp ứng yêu cầu của khóa học.
c) Các dịch vụ hậu cần phục vụ khóa học được cung ứng kịp thời, bảo đảm chất lượng.
d) Nhân viên Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu có tinh thần, thái độ và trách nhiệm phù hợp.
đ) Các quy định về giảng dạy và học tập của Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu bảo đảm đúng quy định của pháp luật, được thông báo kịp thời, đầy đủ cho giảng viên, học viên.
e) Hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập phù hợp, bảo đảm khách quan, chính xác.
5. Khóa bồi dưỡng:
a) Nội dung khoá bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu của học viên.
b) Khoá học mang lại sự thiết thực, hữu ích cho học viên.
c) Học viên chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập của khóa bồi dưỡng.
d) Công tác giảng dạy của giảng viên được chuẩn bị tốt. đ) Khóa bồi dưỡng được tổ chức bài bản, khoa học.
e) Các điều kiện phục vụ cho khóa bồi dưỡng được Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu đáp ứng tốt.
6. Hiệu quả bồi dưỡng:
a) Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng, hiểu biết của học viên đối với lĩnh vực đã học tập được nâng cao.
b) Học viên sử dụng kỹ năng được bồi dưỡng vào trong công việc đạt được tiến bộ.
c) Thái độ của học viên (đối với công việc, đồng nghiệp, cấp trên) có chuyển biến tích cực.
d) Chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của học viên được nâng lên sau khi bồi dưỡng.

Theo đó, có 6 tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:

- Chương trình, tài liệu;

- Học viên;

- Giảng viên;

- Cơ sở vật chất và các hoạt động hỗ trợ;

- Khóa bồi dưỡng;

- Hiệu quả bồi dưỡng.

Việc thu thập ý kiến đánh giá của học viên khóa bồi dưỡng được tiến hành khi nào?

Căn cứ tại Điều 25 Thông tư 03/2023/TT-BNV quy định:

Việc thu thập ý kiến đánh giá
1. Thu thập ý kiến đánh giá của học viên, giảng viên khóa bồi dưỡng đối với các nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 24 Thông tư này.
2. Thu thập ý kiến đánh giá của học viên, giảng viên, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia và thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu đối với nội dung quy định tại khoản 4 Điều 24 Thông tư này.
3. Thu thập ý kiến đánh giá của cựu học viên, thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức đối với các nội quy định tại khoản 6 Điều 24 Thông tư này. Việc thu thập ý kiến được tiến hành sau tối thiểu 06 tháng trở lên đến tối đa 12 tháng kể từ khi khóa bồi dưỡng kết thúc.
4. Việc thu thập ý kiến đánh giá quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tiến hành vào ngày kế tiếp ngày bế giảng khóa bồi dưỡng.

Theo đó, việc thu thập ý kiến đánh giá của học viên khóa bồi dưỡng được tiến hành vào ngày kế tiếp ngày bế giảng khóa bồi dưỡng.

Đánh giá chất lượng cán bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mục đích đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là gì?
Lao động tiền lương
Có mấy tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đánh giá chất lượng cán bộ
299 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đánh giá chất lượng cán bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đánh giá chất lượng cán bộ

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào