Có mấy hình thức xử lý kỷ luật lao động đặc thù với nhân viên hàng không?
- Kỷ luật lao động đặc thù với nhân viên hàng không là gì?
- Hình thức xử lý kỷ luật lao động đặc thù với nhân viên hàng không có thay thế cho hình thức xử lý kỷ luật lao động hay không?
- Có được ủy quyền cho người khác thực hiện biện pháp xử lý kỷ luật lao động đặc thù với nhân viên hàng không hay không?
- Nhân viên hàng không vi phạm lỗi gì sẽ bị tạm đình chỉ công việc ngay lập tức?
Kỷ luật lao động đặc thù với nhân viên hàng không là gì?
Tại Điều 3 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT có quy định như sau:
Kỷ luật lao động đặc thù
1. Kỷ luật lao động đặc thù là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ, điều hành sản xuất, kinh doanh đối với nhân viên hàng không theo quy định của Thông tư này.
2. Nhân viên hàng không phải tuân thủ kỷ luật lao động đặc thù để đảm bảo an ninh, an toàn khai thác trong hoạt động hàng không dân dụng.
Theo đó, kỷ luật lao động đặc thù với nhân viên hàng không là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ, điều hành sản xuất, kinh doanh.
Nhân viên hàng không phải tuân thủ kỷ luật lao động đặc thù để đảm bảo an ninh, an toàn khai thác trong hoạt động hàng không dân dụng.
Hình thức xử lý kỷ luật lao động đặc thù với nhân viên hàng không là gì? (Hình từ Internet)
Hình thức xử lý kỷ luật lao động đặc thù với nhân viên hàng không có thay thế cho hình thức xử lý kỷ luật lao động hay không?
Tại Điều 4 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT có quy định như sau:
Hình thức xử lý kỷ luật lao động đặc thù
1. Tạm đình chỉ ngay công việc.
2. Hình thức xử lý kỷ luật lao động đặc thù quy định tại khoản 1 Điều này không thay thế hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với nhân viên hàng không theo quy định của Bộ luật Lao động.
Theo đó, hình thức xử lý kỷ luật lao động đặc thù với nhân viên hàng không là tạm đình chỉ ngay công việc.
Thông tư nêu rõ, hình thức xử lý kỷ luật lao động đặc thù nêu trên không thay thế hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với nhân viên hàng không theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Có được ủy quyền cho người khác thực hiện biện pháp xử lý kỷ luật lao động đặc thù với nhân viên hàng không hay không?
Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT có quy định như sau:
Xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không
1. Người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không có hành vi vi phạm kỷ luật lao động đặc thù.
...
3. Việc tạm đình chỉ ngay được người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền thực hiện bằng lời nói tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm nêu tại khoản
2 Điều này. Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi tạm đình chỉ bằng lời nói, người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền phải ban hành quyết định tạm đình chỉ, trong đó xác định rõ thời hạn tạm đình chỉ. Thời hạn tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động và được tính kể từ thời điểm thực hiện bằng lời nói.
Theo đó, pháp luật cho phép ủy quyền cho người khác thực hiện việc xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không có hành vi vi phạm kỷ luật lao động đặc thù.
Nhân viên hàng không vi phạm lỗi gì sẽ bị tạm đình chỉ công việc ngay lập tức?
Tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT có quy định như sau:
Xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không
...
2. Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ ngay công việc trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm các quy định, nội quy lao động gây sự cố, tai nạn, uy hiếp an toàn, an ninh hàng không;
b) Bị điều tra, khởi tố trong các vụ án hình sự;
c) Tự ý bỏ vị trí làm việc;
d) Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở trong khi thực hiện nhiệm vụ;
đ) Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân;
e) Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa;
g) Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định;
h) Đánh bạc, gây rối, làm mất an ninh, trật tự tại nơi làm việc.
...
Như vậy, từ ngày 1/9/2023, nhân viên hàng không vi phạm 08 lỗi sau đây sẽ bị tạm đình chỉ công việc ngay lập tức:
- Vi phạm các quy định, nội quy lao động gây sự cố, tai nạn, uy hiếp an toàn, an ninh hàng không;
- Bị điều tra, khởi tố trong các vụ án hình sự;
- Tự ý bỏ vị trí làm việc;
- Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở trong khi thực hiện nhiệm vụ;
- Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân;
- Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa;
- Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định;
- Đánh bạc, gây rối, làm mất an ninh, trật tự tại nơi làm việc.











- Sửa Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi: Chính thức mức hưởng lương hưu là 45% áp dụng cho đối tượng nào?
- Chốt mức lương mới của CBCCVC và LLVT sau khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu có đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng hay không?
- Ban hành thêm tiêu chí đánh giá, giải quyết nghỉ hưu trước tuổi cho cán bộ công chức viên chức và người lao động thì tiêu chí phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu gì tại Hướng dẫn 01?
- Xem diễu binh 30 4 nên đi bằng phương tiện gì theo khuyến cáo của Phòng cảnh sát giao thông thành phố Hồ Chí Minh? Đi làm vào ngày diễu binh 30 4 năm 2025 thì được trả lương như thế nào?
- Toàn bộ cán bộ công chức phải nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 được sửa đổi bổ sung để chuyển đổi nghề nghiệp có mức ưu tiên thế nào tại Hướng dẫn 01?