Có được xem là quấy rối tình dục nơi làm việc khi ăn mặc hở hang, gợi cảm khi đi làm hay không?

Tôi muốn biết về trường hợp một cá nhân ăn mặc hở hang, gợi cảm tại nơi làm việc có được coi là quấy rối tình dục nơi làm việc? Câu hỏi của chị Hà (Thái Nguyên).

Quy định về phòng chống quấy rối tình dục nơi công sở trong nội quy?

Theo khoản 1 và điểm b, điểm d khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

Nội quy lao động
Nội quy lao động tại Điều 118 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản, nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu sau:
...
b) Trật tự tại nơi làm việc: quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động;
...
d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc: người sử dụng lao động quy định về phòng, chống quấy rối tình dục theo quy định tại Điều 85 Nghị định này;
...

Như vậy, người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động tại nơi làm việc.

Trong nội quy lao động phải bao gồm các nội dung về phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc và các quy định về phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động.

Quấy rối tình dục nơi làm việc có bao gồm ăn mặc hở hang, gợi cảm tại nơi làm việc?

Quấy rối tình dục nơi làm việc có bao gồm ăn mặc hở hang, gợi cảm tại nơi làm việc? (Hình từ internet)

Trách nhiệm phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc thuộc về ai?

Căn cứ tại Điều 86 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

Trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
a) Thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho người lao động;
c) Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải kịp thời ngăn chặn, xử lý và có biện pháp bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.
2. Người lao động có nghĩa vụ:
a) Thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Tham gia xây dựng môi trường làm việc không có quấy rối tình dục;
c) Ngăn cản, tố cáo hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có trách nhiệm:
a) Tham gia xây dựng, thực hiện, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Cung cấp thông tin, tư vấn và đại diện cho người lao động bị quấy rối tình dục, người lao động đang bị khiếu nại, bị tố cáo có hành vi quấy rối tình dục;
c) Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Khuyến khích người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở lựa chọn nội dung về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc để tiến hành thương lượng tập thể.

Như vậy, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, người lao động và người sử dụng lao động đều có nghĩa vụ và trách nhiệm trong phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi công sở.

Ăn mặc hở hang, gợi cảm tại nơi làm việc có được coi là quấy rối tình dục nơi làm việc?

Căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Giải thích từ ngữ
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

Căn cứ theo Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
1. Quấy rối tình dục quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.
2. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:
a) Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;
b) Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;
c) Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.
3. Nơi làm việc quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định.

Như vậy, quấy rối tình dục nơi công sở được hiểu là những hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận.

Trong đó có hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.

Quấy rối tình dục tại nơi công sở dưới dạng phi lời nói bao gồm ngôn ngữ cơ thể, trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.

Tổng kết lại: Xét về quy định trong nội quy, người có hành vi ăn mặc hở hang, gợi cảm tại nơi làm việc có thể bị xử lý kỷ luật căn cứ theo quy định trong nội quy về trang phục tại nơi làm việc đó.

Xét về quy định của pháp luật, việc ăn mặc hở hang, gợi cảm nhưng không đi kèm hành vi đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc bằng ngôn ngữ cơ thể hay bất kỳ hình thức quấy rối theo quy định trên thì không được coi là quấy rối tình dục.

Quấy rối tình dục
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đi công tác bị quấy rối tình dục có được xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc không?
Lao động tiền lương
Hành vi quấy rối tình dục người lao động tại nơi làm việc có thể bị xử phạt lên đến 30 triệu đồng?
Lao động tiền lương
Quấy rối tình dục đối với giúp việc gia đình thì chủ nhà có thể bị xử phạt lên đến 75 triệu đồng?
Có hành vi quấy rối tình dục nhưng không thực hiện tại công ty thì công ty có quyền xử lý kỷ luật nhân viên không?
Có hành vi quấy rối tình dục nhưng không thực hiện tại công ty thì công ty có quyền xử lý kỷ luật nhân viên không?
Lao động tiền lương
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là bất kỳ nơi nào liên quan đến công việc có đúng không?
Lao động tiền lương
Nơi làm việc trong quy định quấy rối tình dục tại nơi làm việc là những nơi nào?
Lao động tiền lương
Hành vi mang tính thể chất bị xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm hành vi nào?
Lao động tiền lương
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể xảy ra dưới dạng trao đổi hay không?
Lao động tiền lương
Quấy rối tình dục bằng lời nói tại nơi làm việc có bị sa thải hay không?
Lao động tiền lương
Công ty có nghĩa vụ xây dựng các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quấy rối tình dục
1,527 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào