Có được ủy quyền cho Thư ký Hội đồng quản lý đảm nhận thay trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng trong ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê không?
- Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thư ký Hội đồng quản lý trong ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê bao gồm những giấy tờ gì?
- Nhiệm kỳ của Thư ký Hội đồng quản lý trong ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê là bao lâu?
- Có được ủy quyền cho Thư ký Hội đồng quản lý đảm nhận thay trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản lý trong ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê hay không?
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thư ký Hội đồng quản lý trong ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê bao gồm những giấy tờ gì?
Tại khoản 4 Điều 16 Thông tư 12/2023/TT-BKHDT có quy định như sau:
Bổ nhiệm, bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng quản lý
...
3. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý, Hội đồng quản lý gửi văn bản xin chủ trương và Hồ sơ đề nghị tiếp tục bổ sung hoặc thay thế đến cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để gửi cơ quan thẩm định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này để báo cáo người có thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý tại Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định.
4. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, bổ sung hoặc thay thế bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của Hội đồng quản lý.
b) Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập đề nghị bổ nhiệm, bổ sung hoặc thay thế thành viên Hội đồng quản lý (nếu có đơn vị cấp trên trực tiếp).
c) Nghị quyết, Biên bản họp Hội đồng quản lý.
d) Ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp (nếu có cấp ủy cùng cấp).
đ) Sơ yếu lý lịch của người được đề nghị bổ nhiệm, bổ sung hoặc thay thế có xác nhận của cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ, có dán ảnh màu khổ 4 cm x 6 cm.
e) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Theo đó, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thư ký Hội đồng quản lý trong ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê bao gồm những giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị của Hội đồng quản lý.
- Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập đề nghị bổ nhiệm, bổ sung hoặc thay thế thành viên Hội đồng quản lý (nếu có đơn vị cấp trên trực tiếp).
- Nghị quyết, Biên bản họp Hội đồng quản lý.
- Ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp (nếu có cấp ủy cùng cấp).
- Sơ yếu lý lịch của người được đề nghị bổ nhiệm có xác nhận của cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ, có dán ảnh màu khổ 4 cm x 6 cm.
- Các văn bản, tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Có được ủy quyền cho Thư ký Hội đồng quản lý đảm nhận thay trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản lý trong ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê hay không? (Hình từ Internet)
Nhiệm kỳ của Thư ký Hội đồng quản lý trong ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê là bao lâu?
Tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 12/2023/TT-BKHDT có quy định như sau:
Số lượng, cơ cấu thành viên của Hội đồng quản lý
1. Hội đồng quản lý có từ 05 đến 11 thành viên tùy thuộc vào đặc thù của từng đơn vị, trong đó có Chủ tịch Hội đồng quản lý và các thành viên Hội đồng quản lý (Thư ký Hội đồng quản lý, các thành viên Hội đồng quản lý; tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng quản lý có thể có Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý).
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 (năm) năm.
...
Theo đó, nhiệm kỳ của Thư ký Hội đồng quản lý trong ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê là không quá 05 năm.
Có được ủy quyền cho Thư ký Hội đồng quản lý đảm nhận thay trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản lý trong ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê hay không?
Tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 12/2023/TT-BKHDT có quy định như sau:
Nguyên tắc làm việc, chế độ hoạt động và các mối quan hệ công tác của Hội đồng quản lý
...
5. Về việc ủy quyền điều hành Hội đồng quản lý.
Khi Chủ tịch Hội đồng quản lý không thể làm việc trong khoảng thời gian mà quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị đã quy định thì phải có trách nhiệm ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có) hoặc Thư ký Hội đồng quản lý đảm nhận thay trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản lý.
Văn bản ủy quyền phải được thông báo đến các thành viên Hội đồng quản lý, gửi cơ quan quản lý cấp trên và thông báo công khai trong đơn vị. Thời gian ủy quyền không quá 06 (sáu) tháng.
6. Hội đồng quản lý được sử dụng con dấu và bộ máy tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập để triển khai công việc của Hội đồng quản lý.
7. Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với cơ quan quản lý cấp trên.
a) Hội đồng quản lý chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Theo đó, khi Chủ tịch Hội đồng quản lý trong ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê không thể làm việc trong được phép ủy quyền cho Thư ký Hội đồng quản lý đảm nhận thay trách nhiệm của mình.
Việc ủy quyền phải thực hiện bằng văn bản.
Lưu ý: Thông tư 12/2023/TT-BKHDT có hiệu lực từ ngày 19/01/2024.





- Chốt nghỉ hưu trước tuổi: CBCCVC còn dưới 10 năm công tác được xem xét đánh giá và giải quyết ưu tiên hơn các trường hợp nào tại Hướng dẫn 01?
- Sửa Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi: Tăng hay giảm mức hưởng lương hưu của CBCCVC và người lao động nghỉ hưu trước tuổi?
- Cán bộ công chức cấp xã thuộc biên chế của tỉnh, TP trực thuộc trung ương theo đề xuất tại Dự thảo Luật Cán bộ công chức sửa đổi, cụ thể ra sao?
- Thống nhất mức lương mới khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu sau 2026 cho CBCCVC và LLVT được tính bằng mức lương cơ bản, cụ thể ra sao?
- Sửa đổi Luật Cán bộ công chức: Không phân biệt cán bộ công chức cấp xã với các cấp khác theo đề xuất mới, cụ thể quy định thế nào?