Có được sa thải người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp đối thủ hay không?
Có được sa thải người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp đối thủ hay không?
Tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động có thể tiến hành sa thải người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh cho đối thủ theo như quy định nêu trên.
Tiết lộ bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp đối thủ
Thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh bao gồm những nội dung gì?
Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT/BLĐTBXH có quy định như sau:
Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ
...
2. Thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ có thể gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
b) Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
c) Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
d) Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
đ) Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
e) Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.
Theo đó, thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh có thể gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Danh mục bí mật kinh doanh;
- Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh;
- Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh;
- Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh;
- Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh;
- Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh.
Yêu cầu người lao động ký thoả thuận không làm việc cho đối thủ cạnh tranh vì mục đích bảo vệ bí mật kinh doanh được hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Hiến pháp 2013, một trong những quyền cơ bản của công dân là có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, công việc và nơi làm việc để phù hợp với khả năng, điều kiện của người lao động.
Đồng thời tại khoản 1 Điều 10 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định
Quyền làm việc của người lao động
1. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
Theo đó, việc làm là quyền của người lao động, người lao động được tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, người sử dụng lao động không được gây cản trở, khó dễ cho người lao động. Hai bên cùng có quyền và nghĩa vụ không làm thiệt hại đến quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng lao động, khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, được hướng dẫn bởi Chương II Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH đã quy định
Nội dung hợp đồng lao động
…..
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 3 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
…
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
Như vậy, việc thỏa thuận là quyền của các bên. Thỏa thuận không làm việc cho đối thủ cạnh tranh là yêu cầu hợp pháp nếu các bên tự nguyện và phù hợp với hoàn cảnh, môi trường làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?