Có được hưởng chế độ ốm đau khi nghỉ để chăm sóc cha mẹ bệnh không? Trường hợp cha mẹ bệnh có được xin nghỉ phép không?
Nghỉ để chăm sóc cha mẹ bệnh thì có được bảo hiểm xã hội chi trả theo chế độ ốm đau không?
Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay trường hợp nghỉ việc để chăm sóc cha, mẹ bệnh sẽ không được xem là trường hợp được hưởng chế độ ốm đau.
Có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi cha, mẹ ốm đau không? Trường hợp cha, mẹ bệnh thì có được xin nghỉ phép hay không?
Trường hợp cha mẹ bệnh thì có được xin nghỉ phép hay không?
Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...
Và theo quy định tại khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
...
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, trong trường hợp người lao động muốn nghỉ làm để chăm sóc cha, mẹ bị bệnh thì có thể chọn 1 trong 2 phương án:
- Thứ nhất, nếu còn nghỉ phép năm thì sử dụng những ngày nghỉ phép năm của mình để nghỉ việc mà vẫn hưởng nguyên lương
- Thứ hai, có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ với lý do cha, mẹ ốm, nếu được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì người lao động có thể được nghỉ việc mà không hưởng lương.
Người lao động tự ý nghỉ việc mà không được sự đồng ý của người sử dụng lao động sẽ xử lý như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nội quy lao động
...
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
...
g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;
...
Theo điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
...
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
...
Và theo khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
...
Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy, nghỉ việc để chăm sóc cha, mẹ bệnh không được xem là lý do chính đáng.
Nếu người lao động tự ý nghỉ việc mà không được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì tùy theo mức độ mà người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật theo nội quy lao động đã quy định, nặng nhất thì có thể bị xử lý kỷ luật với hình thức sa thải hoặc bị người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Tuy nhiên, người lao động nên cân nhắc kỹ, thực hiện đúng như nội quy lao động của công ty và các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của mình một cách đầy đủ nhất.











- Công văn 1767 về nghỉ hưu trước tuổi: Chốt thời điểm xét hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc cho CCVC và người lao động như thế nào?
- Toàn bộ đối tượng phải nghỉ việc khi tinh giản biên chế theo Công văn 1767 nếu không đáp ứng kết quả thực hiện nhiệm vụ trong mấy năm liên tiếp?
- Bãi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu, mức lương mới thay thế trong bảng lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo dự kiến là gì?
- Chính thức tinh giản biên chế cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 29 khi thuộc trường hợp nào?
- Chốt: Danh sách cán bộ công chức tự nguyện xin nghỉ tinh giản trình UBND Thành phố Hà Nội vào thời gian nào hàng tháng?