Có được dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá không?
Có được dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá không?
Tại Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định về nguyên tắc dạy thêm, học thêm như sau:
Nguyên tắc dạy thêm, học thêm
1. Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.
2. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.
3. Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.
4. Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.
5. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Theo đó, việc dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa là đang vi phạm pháp luật.
Như vậy, nghiêm cấm giáo viên dạy thêm dạy trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa.
Có được dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá không? (Hình từ Internet)
Mức thu tiền đối với giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường được quy định như thế nào?
Tại điểm b khoản 2 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định về thu và quản lý tiền học thêm như sau:
Thu và quản lý tiền học thêm
1. Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường:
a) Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm;
b) Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường;
c) Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.
2. Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:
a) Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm.
b) Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền học thêm.
Theo đó, đối với giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường thì mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với giáo viên tổ chức dạy thêm, học thêm.
Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền học thêm.
Thế nào là hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường?
Tại khoản 3 Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Dạy thêm, học thêm trong quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức.
3. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 điều này tổ chức.
Như vậy, dạy thêm ngoài nhà trường được hiểu là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Việc dạy thêm ngoài nhà trường không do các cơ sở giáo dục sau đây tổ chức:
- Cơ sở giáo dục phổ thông;
- Trung tâm dạy nghề;
- Trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Trung tâm học tập cộng đồng;
- Trung tâm ngoại ngữ, tin học.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?