Có được bồi thường thiệt hại khi cơ quan BHXH giải quyết chế độ BHTNLĐ tự nguyện chậm hơn so với thời hạn quy định?
Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định:
Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện quy định tại Điều 4 của Nghị định này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;
b) Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người lao động không được hưởng các chế độ tai nạn lao động tại Điều 4 của Nghị định này nếu tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:
a) Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.
Như vậy, người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ tự nguyện nếu đáp ứng được các điều kiện sau:
- Đang tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do TNLĐ xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện;
- Nguyên nhân của tai nạn không bắt nguồn từ mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;
- Người lao động không phải cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
- Không sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.
Có được bồi thường thiệt hại khi cơ quan BHXH giải quyết chế độ BHTNLĐ tự nguyện chậm hơn so với thời hạn quy định?
Thời hạn giải quyết hồ sơ hưởng chế độ BHTNLĐ tự nguyện là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định:
Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
...
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản cho người nộp hồ sơ và nêu rõ lý do.
Như vậy, chiếu theo quy định trên, thời hạn giải quyết hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện (BHTNLĐ tự nguyện) là trong vòng 07 ngày làm việc, bắt đầu từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) nhận đủ hồ sơ.
Nếu cơ quan BHXH không giải quyết hồ sơ, cơ quan BHXH phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ và nêu rõ lý do vì sao không giải quyết.
Có được bồi thường thiệt hại khi cơ quan BHXH giải quyết chế độ BHTNLĐ tự nguyện chậm hơn so với thời hạn quy định?
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định:
Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện chậm so với thời hạn quy định
1. Trường hợp vượt quá thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện quy định tại khoản 1 Điều 23 của Nghị định này, thì người lao động hoặc thân nhân người lao động phải có văn bản nêu rõ lý do, gửi cơ quan bảo hiểm xã hội cùng với hồ sơ hưởng.
2. Trường hợp vượt quá thời hạn giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định này, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải trình bằng văn bản cho người nộp hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do.
3. Trường hợp giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động và chi trả tiền trợ cấp chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của bản thân người lao động hoặc của thân nhân của người lao động bị chết do tai nạn lao động.
Chiếu theo quy định trên, trong trường hợp cơ quan BHXH vượt quá thời hạn giải quyết hồ sơ hưởng chế độ BHTNLĐ tự nguyện thì phải giải trình bằng văn bản cho người nộp hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do vì sao giải quyết hồ sơ trễ hạn.
Trường hợp cơ quan BHXH giải quyết hưởng chế độ BHTNLĐ tự nguyện và chi trả tiền trợ cấp chậm hơn so với thời hạn quy định mà có gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người lao động hoặc thân nhân của người lao động bị nạn sẽ được bồi thường khi cơ quan BHXH giải quyết hưởng chế độ BHTNLĐ tự nguyện và chi trả tiền trợ cấp chậm hơn so với thời hạn quy định dẫn đến việc có thiệt hại về quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Lưu ý: Trường hợp cơ quan BHXH giải quyết hưởng chế độ BHTNLĐ tự nguyện và chi trả tiền trợ cấp chậm hơn so với thời hạn quy định, có gây thiệt hại về quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng mà nguyên nhân dẫn việc trễ hạn là do lỗi của bản thân người lao động hoặc của thân nhân của người lao động bị chết do tai nạn lao động thì người lao động hoặc thân nhân của người lao động sẽ không được nhận bồi thường.
*Nghị định 143/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?