Có cần cấp thẻ an toàn điện cho người lao động làm công việc về điện trong doanh nghiệp không?

Doanh nghiệp sử dụng người lao động làm công việc về điện có phải huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động không? Câu hỏi của anh Phát (Vĩnh Phúc)

Người lao động làm công việc về điện ở doanh nghiệp có được cấp thẻ an toàn điện không?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định như sau:

Đối tượng được huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện
1. Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.
2. Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thuộc tổ chức hoạt động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
3. Người lao động làm nghề vận hành, sửa chữa, dịch vụ điện cho các tổ chức, doanh nghiệp.

Như vậy, người lao động làm các công việc về vận hành, sửa chữa, dịch vụ điện cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng được huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện.

Theo đó, người lao động làm công việc về điện ở doanh nghiệp thuộc đối tượng được cấp thẻ an toàn điện.

Có cần cấp thẻ an toàn điện cho người lao động làm công việc về điện trong doanh nghiệp không?

Có cần cấp thẻ an toàn điện cho người lao động làm công việc về điện trong doanh nghiệp không? (Hình từ Internet)

Huấn luyện người lao động làm công việc về điện ở doanh nghiệp như thế nào?

Căn cứ khoản 1 và khoản 6 Điều 5 Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định như sau:

Nội dung huấn luyện phần lý thuyết
1. Nội dung huấn luyện chung
a) Sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu bảo đảm an toàn cho hệ thống điện;
b) Biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn khi tiến hành công việc: Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu cần); lập kế hoạch; đăng ký lịch công tác; tổ chức đơn vị công tác; làm việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác; thủ tục cho phép làm việc; giám sát an toàn trong thời gian làm việc; thủ tục kết thúc công việc và đóng điện trở lại;
c) Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn: Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; kiểm tra không còn điện; nối đất; lập rào chắn, thiết lập vùng làm việc an toàn, treo biển cấm, biển báo;
d) Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, rủi ro và tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện;
đ) Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (thí nghiệm, kiểm định) các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
...
6. Nội dung huấn luyện cho người làm công việc sửa chữa đường dây điện, thiết bị điện
a) Đối với đường dây điện: An toàn trong việc sửa chữa trên đường dây điện đã cắt điện hoặc có điện đi độc lập hoặc trong vùng ảnh hưởng của đường dây khác đang vận hành;
b) Đối với thiết bị điện: An toàn trong khi làm việc với từng loại thiết bị điện.
...

Và theo quy định tại Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-BCT như sau:

Nội dung huấn luyện phần thực hành
1. Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm, kiểm định các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
2. Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện và sơ cứu người bị tai nạn điện.
3. Những nội dung thao tác liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của người lao động.

Như vậy, người lao động làm công việc về điện ở doanh nghiệp sẽ được huấn luyện về lý thuyết và thực hành.

Huấn luyện về lý thuyết bao gồm: nội dung huấn luyện chung và huấn luyện cho người làm công việc sửa chữa đường dây điện, thiết bị điện.

Ai có trách nhiệm tổ chức huấn luyện người lao động làm công việc về điện ở doanh nghiệp?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định như sau:

Tổ chức huấn luyện
1. Đối với người lao động quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 4 Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm:
a) Xây dựng tài liệu huấn luyện, sát hạch và quy định thời gian huấn luyện phù hợp với bậc an toàn và vị trí công việc của người lao động;
b) Lựa chọn người huấn luyện, sát hạch theo quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Tổ chức huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả kiểm tra phần lý thuyết hoặc phần thực hành không đạt yêu cầu thì phải huấn luyện lại phần chưa đạt;
d) Quản lý, theo dõi công tác huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện tại đơn vị.
...

Như vậy, người lao động làm các công việc về điện trong doanh nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu.

Lưu ý: trường hợp kết quả kiểm tra phần lý thuyết hoặc phần thực hành không đạt yêu cầu thì phải huấn luyện lại phần chưa đạt.

Thẻ an toàn điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Có cần cấp thẻ an toàn điện cho người lao động làm công việc về điện trong doanh nghiệp không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thẻ an toàn điện
3,609 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẻ an toàn điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thẻ an toàn điện

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp các văn bản quy định về an toàn điện mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào