Có bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược nếu cho người khác mượn Chứng chỉ để sử dụng không?
Có bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược nếu cho người khác mượn Chứng chỉ để sử dụng không?
Căn cứ tại Điều 28 Luật Dược 2016 quy định:
Các trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược
1. Chứng chỉ hành nghề dược được cấp không đúng thẩm quyền.
2. Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược đề nghị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược của mình.
3. Chứng chỉ hành nghề dược bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
4. Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
5. Cá nhân có từ 02 Chứng chỉ hành nghề dược trở lên.
6. Người có chứng chỉ hành nghề cho thuê, cho mượn, thuê, mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược.
7. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược không đáp ứng một trong các điều kiện được cấp Chứng chỉ hành nghề dược quy định tại Điều 13 hoặc khoản 2 Điều 14 của Luật này.
8. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược mà không hành nghề trong thời gian 12 tháng liên tục.
9. Người hành nghề dược không có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.
10. Vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề dược gây hậu quả đến tính mạng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
11. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước Chứng chỉ hành nghề dược từ 02 lần trở lên đối với một hành vi vi phạm.
Theo đó, trường hợp cho người khác mượn Chứng chỉ hành nghề dược để sử dụng thì sẽ bị bị thu hồi Chứng chỉ.
Có bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược nếu cho người khác mượn Chứng chỉ để sử dụng không?
Ai có thẩm quyền thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược?
Căn cứ tại Điều 23 Luật Dược 2016 quy định:
Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược
1. Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức xét duyệt.
Giám đốc Sở Y tế thành lập Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề dược có sự tham gia của đại diện hội về dược để tư vấn cho Giám đốc Sở Y tế trong việc cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược.
2. Bộ Y tế cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi.
Theo đó, Giám đốc Sở Y tế có thẩm quyền thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược.
Hành vi mượn Chứng chỉ hành nghề dược của người khác để hành nghề bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 7, khoản 9 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
...
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được bán thuốc y học cổ truyền theo quy định của pháp luật;
b) Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Khám bệnh, chữa bệnh khi đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc bị đình chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
c) Khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu và trường hợp thực hiện thêm các kỹ thuật chuyên môn đã được cho phép theo quy định của pháp luật;
d) Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để hành nghề;
đ) Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
e) Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người bệnh;
g) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
...
9.Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi trực tiếp người bệnh đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 và các điểm a, b, c, d, đ khoản 7 Điều này (nếu có);
c) Buộc nộp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ Khoản 7 Điều này.
Theo đó, hành vi mượn Chứng chỉ hành nghề dược của người khác để hành nghề bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Lưu ý: mức phạt này chỉ đang áp dụng cho cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt gấp đôi (quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP)
Ngoài ra, người mượn Chứng chỉ hành nghề dược của người khác buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và buộc nộp lại Chứng chỉ hành nghề dược.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?