Chuyên viên cao cấp về quản lý thuốc bảo vệ thực vật yêu cầu bằng cấp gì?
Chuyên viên cao cấp về quản lý thuốc bảo vệ thực vật yêu cầu bằng cấp gì?
Căn cứ bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT quy định về yêu cầu trình độ và kinh nghiệm đối với Chuyên viên cao cấp về quản lý thuốc bảo vệ thực vật như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | Chuyên môn nghiệp vụ: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác của vị trí việc làm. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương. |
Chuyên viên cao cấp về quản lý thuốc bảo vệ thực vật yêu cầu bằng cấp gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc đối với Chuyên viên cao cấp về bảo vệ thực vật như thế nào?
Căn cứ bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc đối với Chuyên viên cao cấp về bảo vệ thực vật như sau:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể | Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc |
Xây dựng văn bản | Chủ trì tham mưu xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của Bộ, ngành về:... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm). | Các văn bản chủ trì, nghiên cứu xây dựng được cấp có thẩm quyền ban hành đúng kế hoạch và bảo đảm chất lượng. |
Hướng dẫn triển khai thực hiện văn bản | - Chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của Bộ, ngành về:... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm); - Tổng hợp việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về:... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm) thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị. | - Kế hoạch và văn bản triển khai thực hiện được ban hành đúng tiến độ; nội dung hướng dẫn hiệu quả, chất lượng, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Tổng hợp báo cáo và đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành được giao. |
Kiểm tra thực hiện văn bản | - Giám sát, kiểm tra việc thực hiện văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của Bộ, ngành về:... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm); - Thông qua kết quả giám sát, kiểm tra, tổng kết, đánh giá và đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý. | - Hoạt động giám sát, kiểm tra được thực hiện theo kế hoạch; - Nội dung báo cáo đánh giá đầy đủ, có đề xuất giải pháp kịp thời, được cấp có thẩm quyền phê duyệt. |
Thẩm định, góp ý văn bản | Chủ trì hoặc tham gia thẩm định, góp ý văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của Bộ, ngành về:... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm). | Nội dung tham gia thẩm định, góp ý được hoàn thành theo đúng kế hoạch, đạt chất lượng. |
Thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ | Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công về:... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm). | Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc. |
Phối hợp thực hiện. | Phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công. | Nội dung phối hợp được hoàn thành đạt chất lượng, theo đúng tiến độ kế hoạch. |
Thực hiện chế độ hội họp. | Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo liên quan đến công tác chuyên môn được phân công. | Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu. |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác của cá nhân. | Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác của cá nhân. | Kế hoạch công tác của cá nhân được xây dựng theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị và báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện. |
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lãnh đạo cơ quan, đơn vị. |
Khi nào các quy định tại Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT có hiệu lực?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2023.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn, giải quyết.
Theo đó, Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2023.
- Cập nhật mức lương cơ bản mới khi cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang có đặc điểm gì sau khi bãi bỏ mức lương cơ sở?
- Lý do bãi bỏ lương cơ sở 2.34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT là gì?
- Tăng lương giáo viên trường công lập theo kế hoạch mới so với mức lương theo lương cơ sở bao nhiêu?
- Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185?
- Bảng lương chính thức: 07 bảng lương theo lương cơ sở 2.34 hay 05 bảng lương cụ thể số tiền chiếm 70% tổng quỹ lương áp dụng cho CBCCVC và LLVT sau 2026?