Chuyển sang làm cán bộ không chuyên trách cấp xã có được bảo lưu tiền lương, phụ cấp khi sáp nhập xã không?

Đối với trường hợp từ cán bộ cấp xã chuyển sang làm cán bộ không chuyên trách cấp xã thì có được bảo lưu tiền lương, phụ cấp khi sáp nhập xã hay không?

Cán bộ không chuyên trách cấp xã được quy định như thế nào?

Hiện tại, về cụm từ "Cán bộ không chuyên trách cấp xã" không được định nghĩa tại bất cứ văn bản nào, tuy nhiên có thể hiểu rằng chức danh cán bộ không chuyên trách được dùng để chỉ những người làm việc ở cấp xã, phường, thị trấn trong các cơ quan nhà nước đã được biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đảm nhận các chức vụ nhất định thông qua việc được bầu cử, bổ nhiệm, phê chuẩn và được quyền đảm nhận nhiều công việc khác bên trong hoặc bên ngoài cơ quan Nhà nước mà không bắt buộc phải chuyên tâm vào công việc, chức vụ đang đảm nhiệm.

Cán bộ không chuyên trách cấp xã là những người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 18/2023/NQ-HĐND của Thành phố Hà Nội có quy định:

Chức danh, cơ cấu, các mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn:
1. Chức danh người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là cấp xã), gồm 10 chức danh: Văn phòng Đảng ủy cấp xã; Phụ trách công tác truyền thanh cấp xã; Phó Chỉ huy trưởng Quân sự; Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Phó Chủ tịch Hội Nông dân (đối với xã và các phường, thị trấn có tổ chức Hội Nông dân); Phó Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Người cao tuổi; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ ở xã, phường, thị trấn.

Theo đó, cán bộ không chuyên trách cấp xã gồm 10 chức danh sau đây:

- Văn phòng Đảng ủy cấp xã;

- Phụ trách công tác truyền thanh cấp xã;

- Phó Chỉ huy trưởng Quân sự;

- Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc;

- Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh;

- Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ;

- Phó Chủ tịch Hội Nông dân (đối với xã và các phường, thị trấn có tổ chức Hội Nông dân);

- Phó Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;

- Chủ tịch Hội Người cao tuổi;

- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ ở xã, phường, thị trấn.

Đồng thời, theo Điều 2 Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐND của Thành phố Hồ Chí Minh có quy định 18 chức danh cán bộ không chuyên trách cấp xã như sau:

- Văn phòng Đảng ủy;

- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy;

- Thường trực Khối vận;

- Tuyên giáo;

- Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;

- Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

- Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam;

- Chủ tịch Hội Người cao tuổi;

- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ;

- Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;

- Bình đẳng giới - Trẻ em;

- Công nghệ thông tin;

- Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;

- Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Phụ trách kinh tế;

- Thủ quỹ - Văn thư - Lưu trữ.

Chuyển sang làm cán bộ không chuyên trách cấp xã có được bảo lưu tiền lương, phụ cấp khi sáp nhập xã không?

Chuyển sang làm cán bộ không chuyên trách cấp xã có được bảo lưu tiền lương, phụ cấp khi sáp nhập xã không? (Hình từ Internet)

Chuyển sang làm cán bộ không chuyên trách cấp xã có được bảo lưu tiền lương, phụ cấp khi sáp nhập xã không?

Căn cứ tại Điều 12 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 có quy định như sau:

Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
1. Thực hiện bảo lưu các chế độ, chính sách về tiền lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với những người được tiếp tục làm việc nhưng không giữ các chức vụ trước đây cho đến hết nhiệm kỳ bầu cử (đối với những người giữ chức vụ do bầu cử) hoặc hết thời hạn bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý (đối với những người giữ chức vụ do bổ nhiệm). Trường hợp thời hạn còn lại của nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm dưới 06 tháng thì được bảo lưu tròn 06 tháng. Sau khi hết thời hạn được bảo lưu thì lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) được thực hiện theo chức vụ, chức danh hiện giữ hoặc giải quyết nghỉ chế độ theo quy định.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của cơ quan, tổ chức do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tùy từng trường hợp được tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc hưởng các chế độ, chính sách đối với người nghỉ hưu, thôi việc, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.
3. Ngoài các chế độ, chính sách quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của cơ quan, tổ chức do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.

Dẫn chiếu đến khoản 4 Hướng dẫn 26-HD/BTCTW năm 2023 có nêu rõ về chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBCCVC và người lao động như sau:

- Các chế độ, chính sách về tuyển dụng, sử dụng, quản lý và các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị cấp huyện và cán bộ cấp xã dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết 37-NQ/TW năm 2014, Kết luận 48-KL/TW năm 2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 và Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện theo quy định của Chính phủ, Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.

Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ở xã, phường, thị trấn thì được áp dụng theo Nghị định 26/2015/NĐ-CP; Hướng dẫn 27-HD/BTCTW năm 2019.

Trường hợp thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC, người lao động thì thực hiện theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP.

- CBCC thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc giữ chức vụ lãnh đạo có phụ cấp chức vụ (bao gồm bầu cử, bổ nhiệm) thấp hơn lúc chưa sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhưng vẫn là cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị ở đơn vị hành chính sau sắp xếp được hưởng nguyên lương, phụ cấp và bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ đại hội của tổ chức đó.

Trường hợp thời hạn còn lại của nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm dưới 06 tháng thì được bảo lưu tròn 06 tháng. Quá thời hạn trên, nếu bố trí sang chức vụ, chức danh mới thì thực hiện theo quy định của chức vụ, chức danh mới đó; nếu không được bầu, bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh lãnh đạo thì hưởng lương theo ngạch, bậc và phụ cấp (nếu có) hoặc nghỉ chế độ theo các quy định hiện hành.

- Ngoài các chế độ, chính sách quy định nêu trên, trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ đối với đội ngũ CBCCVC, người lao động dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (kể cả ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị của cấp ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện và cán bộ chuyên trách giữ chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ ở cấp xã).

Từ các quy định nêu trên, khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã thì cán bộ công chức cấp xã được bảo lưu các chế độ, chính sách về tiền lương và phụ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.

Đồng thời phải bảo đảm điều kiện vẫn là cán bộ công chức tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị ở đơn vị hành chính sau sắp xếp theo quy định tại khoản 4 Hướng dẫn 26-HD/BTCTW năm 2023 của Ban Tổ chức trung ương về việc thực hiện sắp xếp tổ chức, CBCCVC cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở những địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.

Như vậy, trường hợp cán bộ cấp xã khi được chuyển thành cán bộ không chuyên trách cấp xã (là người hoạt động không chuyên trách) thì không đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo lưu tiền lương, phụ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15.

Cán bộ không chuyên trách cấp xã có nhiệm vụ gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 36 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, bầu cử, tuyển chọn, tiếp nhận, sử dụng, quản lý, đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật và bãi nhiệm, miễn nhiệm, thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
...
2. Nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điều lệ tổ chức mà mình là thành viên, của pháp luật liên quan và của cấp có thẩm quyền quản lý; phối hợp, giúp cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đảm bảo các lĩnh vực công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã đều có người đảm nhiệm, theo dõi thực hiện.
3. Bầu cử, tuyển chọn người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
a) Các chức danh bầu cử thực hiện theo quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên, quy định của pháp luật có liên quan và quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
b) Các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ngoài quy định tại điểm a khoản này thực hiện tuyển chọn thông qua hình thức xét tuyển.
Riêng đối với chức danh giúp việc cho Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
4. Đánh giá, xếp loại người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
a) Các chức danh bầu cử thực hiện theo quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên và quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
b) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giúp việc cho chính quyền địa phương cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đánh giá, xếp loại.
c) Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giúp việc cho Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
d) Nội dung, hình thức, quy trình đánh giá, xếp loại đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã áp dụng tương tự như đối với cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Nghị định này.
...

Như vậy, cán bộ không chuyên trách cấp xã thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điều lệ tổ chức mà mình là thành viên, của pháp luật liên quan và của cấp có thẩm quyền quản lý.

Cán bộ không chuyên trách cấp xã cấp xã phối hợp, giúp cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đảm bảo các lĩnh vực công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã đều có người đảm nhiệm, theo dõi thực hiện.

Bảo lưu tiền lương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chuyển sang làm cán bộ không chuyên trách cấp xã có được bảo lưu tiền lương, phụ cấp khi sáp nhập xã không?
Lao động tiền lương
Điều kiện bảo lưu tiền lương, phụ cấp khi sáp nhập xã đối với cán bộ xã hiện nay như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo lưu tiền lương
76 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo lưu tiền lương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo lưu tiền lương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào