Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thực hiện theo nguyên tắc nào?
Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thực hiện theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 4 Nghị định 88/2016/NĐ-CP quy định nguyên tắc của chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện như sau:
- Việc tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện của người lao động và cá nhân, người sử dụng lao động (đóng góp cho người lao động) trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện.
- Khoản đóng góp của người tham gia quỹ bao gồm cả Khoản đóng góp của người sử dụng lao động (nếu có) được quản lý theo từng tài Khoản hưu trí cá nhân.
- Người tham gia quỹ có quyền sở hữu đối với tài Khoản hưu trí cá nhân theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định 88/2016/NĐ-CP. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí nhận ủy thác đầu tư tài sản quỹ hưu trí. Tài sản quỹ hưu trí phải được quản lý tách biệt với tài sản của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, tổ chức lưu ký, người sử dụng lao động và các tài sản quỹ hưu trí khác được quản lý bởi cùng một doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí.
- Hoạt động quản lý quỹ hưu trí thực hiện theo nguyên tắc công khai và minh bạch.
- Quỹ hưu trí phải đảm bảo đầu tư theo đúng quy định tại Nghị định 88/2016/NĐ-CP và Điều lệ quỹ hưu trí.
- Mức chi trả hưu trí được xác định trên cơ sở số dư tài Khoản hưu trí cá nhân tại thời Điểm chi trả theo quy định tại Điều 18 Nghị định 88/2016/NĐ-CP.
Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện là những ai?
Theo Điều 6 Nghị định 88/2016/NĐ-CP có quy định:
Đối tượng tham gia đóng góp
1. Người sử dụng lao động đóng góp cho người lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
2. Người lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
3. Cá nhân đủ 15 tuổi trở lên, không làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
Theo đó những đối tượng tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện bao gồm:
- Người sử dụng lao động đóng góp cho người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
- Người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
- Cá nhân đủ 15 tuổi trở lên, không làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Quy trình tham gia đóng góp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thông qua người sử dụng lao động như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 88/2016/NĐ-CP có quy định thì quy trình tham gia đóng góp chương trình hưu trí thông qua người sử dụng lao động như sau:
- Đầu tiên, người sử dụng lao động thông báo cho người lao động về chương trình hưu trí.
- Sau đó người sử dụng lao động ký thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về việc tham gia chương trình hưu trí theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Văn bản thỏa thuận về việc tham gia chương trình hưu trí bao gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Tên chương trình hưu trí người lao động tham gia;
+ Nội dung cơ bản của chương trình hưu trí;
+ Thời gian bắt đầu để tham gia chương trình hưu trí;
+ Mức đóng góp, tần suất và quá trình về thời gian đóng góp của người sử dụng lao động;
+ Mức đóng góp, tần suất và thời gian cùng phương thức đóng góp của người lao động (trong trường hợp người lao động cùng tham gia đóng góp với người sử dụng lao động);
+ Quyền, nghĩa vụ của người lao động khi tham gia quỹ hưu trí, trong đó bao gồm các điều kiện được hưởng Khoản đóng góp của người sử dụng lao động và kết quả đầu tư từ khoản đóng góp này;
+ Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi tham gia đóng góp cho người lao động, trong đó bao gồm điều kiện người sử dụng lao động được nhận lại khoản đóng góp của mình cho người lao động và kết quả đầu tư từ khoản đóng góp này;
+ Quy trình thay đổi các nội dung tại văn bản thỏa thuận nếu có;
+ Trường hợp ngừng và tạm ngừng khi tham gia chương trình hưu trí.
- Tiếp theo người sử dụng lao động ký hợp đồng tham gia chương trình hưu trí với doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí.
Nội dung hợp đồng tham gia quỹ hưu trí thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định 88/2016/NĐ-CP.
Căn cứ vào hợp đồng tham gia chương trình hưu trí và văn bản thỏa thuận với người lao động, người sử dụng lao động thực hiện chuyển tiền đóng góp vào quỹ hưu trí đối với phần trách nhiệm đóng góp của mình và phần người lao động ủy thác cho người sử dụng lao động đóng hộ (nếu có) đồng thời thông báo cho doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, tổ chức lưu ký và ngân hàng giám sát về số tiền đóng góp vào mỗi tài Khoản hưu trí cá nhân.











- Nghị định 67: Chính thức mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi dành cho CBCCVC và người lao động nằm trong khoảng nào?
- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Nghỉ thôi việc: Chốt khen thưởng cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại khu vực thủ đô cụ thể trong trường hợp nào?
- Ưu tiên nghỉ thôi việc: Tuổi nghỉ hưu công chức viên chức còn dưới 10 năm thì thuộc hàng ưu tiên nhất khi xét hưởng chính sách tại khu vực thủ đô đúng không?
- Tổng hợp lời chúc Valentine Đen 2025 hay, ngắn gọn, độc đáo nhất? Công ty có phải tặng quà cho người lao động vào Valentine Đen 2025 không?