Chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn trong bao lâu?
Cần đáp ứng điều kiện gì để trở thành kế toán trưởng?
Tại Điều 54 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
2. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Kế toán 2015 có nội dung như sau:
Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán
1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
...
Theo đó, để trở thành kế toán trưởng cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
- Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên.
- Có chứng chỉ kế toán trưởng.
- Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
Chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn trong bao lâu? (Hình từ Internet)
Học viên tham dự khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Tại Điều 2 Thông tư 199/2011/TT-BTC có quy định như sau:
Tiêu chuẩn học viên tham dự khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng
1. Người Việt Nam tham dự khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a/ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b/ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán, kiểm toán từ bậc trung cấp trở lên và có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán như sau:
- Tối thiểu là 2 năm trở lên kể từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán;
- Tối thiểu là 3 năm trở lên kể từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán;
c/ Có Đơn xin học, trong đó có xác nhận thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán của cơ quan đang công tác, kèm theo bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán.
2. Người nước ngoài có Chứng chỉ chuyên gia kế toán, Chứng chỉ hành nghề kế toán, Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc bằng tốt nghiệp đại học của các tổ chức nước ngoài (Được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận) được tham dự khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng do đơn vị đủ điều kiện tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng cho người nước ngoài.
Theo đó, học viên tham dự khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng tùy theo đối tượng là người Việt Nam hay người nước ngoài, phải đáp ứng được những tiêu chuẩn theo quy định nêu trên.
Chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn trong bao lâu?
Tại Điều 9 Thông tư 199/2011/TT-BTC có quy định về cấp chứng chỉ kế toán trưởng như sau:
Cấp “Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng”
1. Học viên có kết quả thi đạt loại trung bình trở lên (Học viên đạt yêu cầu) được Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ra quyết định tổ chức khoá học cấp “Chứng chỉ bồi dưỡng Kế toán trưởng”.
2. Kết thúc mỗi khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng, đơn vị tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng gửi “Quyết định công nhận kết quả đạt yêu cầu khoá học” kèm theo “Danh sách học viên đạt yêu cầu khoá học” (Phụ lục số 03) về Bộ Tài chính, để xem xét, chấp thuận và cấp phôi Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng. Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (hoặc cấp phó được Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng uỷ quyền) mới có quyền ký, cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng.
3. Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng phải được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng đóng dấu nổi vào giáp lai ảnh của học viên.
4. Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng có giá trị sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp để bổ nhiệm kế toán trưởng lần đầu theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật Kế toán. Quá thời hạn 5 năm học viên có yêu cầu cấp lại chứng chỉ phải học lại khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng.
5. Những người có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng đã đủ điều kiện và được bổ nhiệm làm kế toán trưởng 1 lần thì Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng đó vẫn có giá trị để bổ nhiệm kế toán trưởng từ lần thứ hai trở đi, trừ khi khoảng thời gian không làm kế toán trưởng giữa 2 lần bổ nhiệm đã quá 5 năm.
6. Chứng chỉ bị mất, thất lạc học viên liên hệ với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (nơi cấp chứng chỉ) để làm thủ tục cấp lại.
Theo đó, Chứng chỉ kế toán trưởng có giá trị sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp để bổ nhiệm kế toán trưởng lần đầu.
Quá 05 năm, học viên có yêu cầu cấp lại chứng chỉ phải học lại khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng.
Những người có chứng chỉ kế toán trưởng đã đủ điều kiện và được bổ nhiệm làm kế toán trưởng một lần thì chứng chỉ kế toán trưởng đó vẫn có giá trị để bổ nhiệm kế toán trưởng từ lần thứ hai trở đi, trừ khi khoảng thời gian không làm kế toán trưởng giữa hai lần bổ nhiệm đã quá 05 năm.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?