Chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với những đối tượng nào trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội?
- Chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với những đối tượng nào trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội?
- Đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội phải chuyển đổi vị trí công tác định kỳ là những ai?
- Thời điểm công bố danh sách công chức viên chức thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội phải chuyển đổi vị trí công tác là khi nào?
Chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với những đối tượng nào trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội?
Căn cứ theo Điều 7 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định:
Trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
1. Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
2. Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
3. Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
4. Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
Theo đó, những đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác bao gồm:
- Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
- Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
- Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
Chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với những đối tượng nào trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội?
Đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội phải chuyển đổi vị trí công tác định kỳ là những ai?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định:
Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý làm việc trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Người có chức vụ quyền hạn sau khi thôi giữ chức vụ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bên cạnh đó, Điều 4 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 có quy định:
Thời hạn thực hiện
1. Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là từ đủ 02 năm đến 05 năm.
2. Thời hạn mà người có chức vụ quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi giữ chức vụ là 02 năm (đủ 24 tháng).
Chiếu theo quy định trên, đối tượng áp dụng quy định chuyển đổi vị trí công tác định kỳ là công chức viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý làm việc trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo đó, những công chức viên chức không giữ chức vụ thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội này sẽ được chuyển đổi vị trí công tác sau khi có thời gian làm việc từ đủ 02 năm đến 05 năm tại một tổ chức, cơ quan, hoặc đơn vị.
Thời điểm công bố danh sách công chức viên chức thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội phải chuyển đổi vị trí công tác là khi nào?
Căn cứ theo Điều 9 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định:
Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Hàng năm, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ vào Danh mục các vị trí công chức, viên chức không giữ chức vụ, lãnh đạo quản lý định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại Điều 2 Quyết định này và danh mục theo Luật Phòng, chống tham nhũng, các quy định của các Bộ, ngành liên quan để xây dựng, ban hành và công khai Kế hoạch thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức của năm liền kề và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trước ngày 31 tháng 12.
b) Tổng hợp danh sách người có chức vụ quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi giữ chức vụ và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
2. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ
a) Đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp theo dõi việc thực hiện Kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của các đơn vị thuộc Bộ, ngành; danh sách người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi giữ chức vụ.
b) Tổng hợp ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong quá trình thực hiện; đề xuất, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Theo đó, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải căn cứ vào Danh mục các vị trí công chức, viên chức không giữ chức vụ, lãnh đạo quản lý định kỳ chuyển đổi vị trí công tác để xây dựng, ban hành và công khai Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác định kỳ đối với công chức, viên chức của năm liền kề và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trước ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Như vậy, danh sách công chức viên chức thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội phải chuyển đổi vị trí công tác sẽ được ban hành cùng với Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác định kỳ và công khai trước thời điểm ngày 31 tháng 12 hằng năm.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?