Chủ tịch thành phố Hà Nội thôi hưởng phụ cấp phục vụ trong trường hợp nào?
Chức vụ Chủ tịch thành phố Hà Nội do ai bầu??
Tại khoản 2 Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) có quy định về bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân như sau:
Bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
1. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của chủ tọa kỳ họp.
Trong nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của Thường trực Hội đồng nhân dân. Trường hợp khuyết Thường trực Hội đồng nhân dân thì Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của chủ tọa kỳ họp được chỉ định theo quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật này.
2. Hội đồng nhân dân bầu Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
3. Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân phải là đại biểu Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
4. Hội đồng nhân dân bầu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
5. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tục ở cùng một đơn vị hành chính.
...
Như vậy, theo quy định trên, chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (hay còn gọi là Chỉ tịch Thành phố Hà Nội) do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội bầu theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
Chủ tịch thành phố Hà Nội thôi hưởng phụ cấp phục vụ trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Mức phụ cấp phục vụ của Chủ tịch thành phố Hà Nội là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 269/2005/QĐ-TTg quy định như sau:
Cán bộ, công chức được bầu cử vào các chức vụ hoặc được bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính tri – xã hội và Chuyên gia cao cấp được hưởng chế độ phụ cấp phục vụ quy định tại Quyết định này gồm:
1. Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Trưởng ban của Đảng ở Trung ương; Chánh Văn phòng Trung ương; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Tổng biên tập Báo Nhân dân; Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản và các chức danh đã được xếp mức lương tương đương Trưởng ban Đảng ở Trung ương.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các chức danh đã được xếp mức lương tương đương Bộ trưởng.
Bí thư Tỉnh uỷ, Thành uỷ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I; Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Thượng tướng; Đô đốc Hải quân; Tư lệnh quân chủng, Quân khu và các chức danh tương đương trong Quân đội nhân dân.
Thượng tướng trong lực lượng Công an nhân dân.
...
Tại Điều 2 Quyết định 269/2005/QĐ-TTg có quy định về mức phụ cấp phục vụ được quy định như sau:
Mức phụ cấp phục vụ được quy định như sau:
1. Mức 400.000 đồng/tháng áp dụng đối với các đối tượng nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Quyết định này và Chuyên gia cao cấp bậc 3.
2. Mức 200.000 đồng/tháng áp dụng đối với các đối tượng nêu tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 1 Quyết định này và Chuyên gia cao cấp bậc 1, bậc 2.
Trường hợp kiêm nhiệm chức vụ thì hưởng một mức phụ cấp phục vụ theo chức vụ cao nhất.
Như vậy, theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội được hưởng phụ cấp phục vụ với mức 400.000 đồng/tháng.
Trường hợp kiêm nhiệm chức vụ thì hưởng một mức phụ cấp phục vụ theo chức vụ cao nhất.
Chủ tịch thành phố Hà Nội thôi hưởng phụ cấp phục vụ trong trường hợp nào?
Tại Điều 3 Quyết định 269/2005/QĐ-TTg có quy định như sau:
Điều 3.
1. Khi cán bộ, công chức quy định tại Điều 1 Quyết định này được điều động, thuyên chuyển từ vị trí có mức phụ cấp phục vụ cao đến vị trí có mức phụ cấp phục vụ thấp thì được bảo lưu mức phụ cấp phục vụ cũ trong thời gian 6 tháng.
2. Khi cán bộ, công chức quy định tại Điều 1 Quyết định này thôi giữ chức vụ, nghỉ hưu hoặc từ trần thì thôi hưởng phụ cấp phục vụ.
Điều 4. Phụ cấp phục vụ được thanh toán định kỳ hàng tháng. Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp phục vụ được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trả lương cho cán bộ, công chức quy định tại Điều 1 Quyết định này.
Điều 5.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế các Quyết định số 144/2000/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2000 về chế độ phụ cấp phục vụ, Quyết định số 86/2001/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2001 về chế độ phụ cấp phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Quyết định số 117/2001/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2001 về chế độ phụ cấp phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân.
2. Căn cứ chức vụ, cấp bậc của sĩ quan theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm quy định các chức vụ tương đương và hướng dẫn thực hiện các quy định tại Quyết định này trong Quân đội nhân dân.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thôi giữ chức vụ, nghỉ hưu hoặc từ trần thì thôi hưởng phụ cấp phục vụ.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?