Chủ tịch nước Việt Nam qua các thời kỳ? Lương chủ tịch nước bao nhiêu?
Lương Chủ tịch nước được hưởng là bao nhiêu?
Theo Mục I Bảng lương chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước ban hành tại Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 thì Chủ tịch nước Việt Nam hiện nay đang hưởng hệ số lương là 13,00.
Theo đó mức lương cụ thể như sau:
Mức lương = Lương cơ sở x hệ số lương
Hiện nay, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
Theo công thức trên: Mức lương = 1.490.000 x 13,00 = 19,37 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương của Chủ tịch nước Việt Nam hiện nay là 19,37 triệu đồng/tháng.
Sắp tới, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 từ ngày 01/7/2023 thì mức lương cơ sở sẽ tăng lên mức 1.800.000 đồng/tháng. Theo đó, mức lương của Chủ tịch nước cũng tăng lên tương ứng:
Mức lương = Lương cơ sở x hệ số lương = 1.800.000 x 13,00
Mức lương = 23.400.000 đồng/tháng.
Như vậy, từ ngày 01/7/2023 mức lương Chủ tịch nước Việt Nam là 23,4 triệu đồng/tháng.
Chủ tịch nước Việt Nam qua các thời kỳ? Lương chủ tịch nước bao nhiêu?
Chủ tịch nước Việt Nam qua các thời kỳ?
Thời gian | Chủ tịch nước |
Từ ngày 2/3/2023 - nay | Võ Văn Thưởng |
Từ 18/1/2023 - 02/3/2023 | Võ Thị Ánh Xuân (Quyền Chủ tịch nước) |
Từ ngày 5/4/2021 - 18/01/2023 | Nguyễn Xuân Phúc |
Từ ngày 23/10/2018 - 5/4/2021 | Nguyễn Phú Trọng |
Từ 21/9/2018 - 23/10/2018 | Đặng Thị Ngọc Thịnh (Quyền Chủ tịch nước) |
Từ ngày 2/4/2016 - 21/9/2018 | Trần Đại Quang |
Từ ngày 25/7/2011 - 2/4/2016 | Trương Tấn Sang |
Từ ngày 24/6/2006 - 25/7/2011 | Nguyễn Minh Triết |
Từ ngày 23/9/1997 - 24/6/2006 | Trần Đức Lương |
Từ ngày 23/9/1992 - 23/9/1997 | Lê Đức Anh |
Từ ngày 18/6/1987 - 23/9/1992 | Võ Chí Công |
Từ ngày 4/7/1981 - 18/6/1987 | Trường Chinh |
Từ ngày 30/3/1980 - 04/7/1981 | Nguyễn Hữu Thọ (Quyền Chủ tịch nước) |
Từ 22/9/1969 - 30/3/1980 | Tôn Đức Thắng |
Từ 02/9/1980 - 22/9/1980 | Tôn Đức Thắng (Quyền Chủ tịch nước) |
Từ 31/5/1946 - 21/10/1946 | Huỳnh Thúc Kháng (Quyền Chủ tịch nước) |
Từ 02/9/1945 - 02/9/1969 | Hồ Chí Minh |
Chủ tịch nước Việt Nam hiện nay có những quyền hạn gì?
Theo Điều 88 Hiến pháp 2013 quy định Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;
- Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;
- Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
- Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?