Chủ tàu biển có bắt buộc phải mua bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên không?
Chủ tàu biển có bắt buộc phải mua bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên không?
Căn cứ theo Điều 51 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Trách nhiệm của chủ tàu đối với thuyền bộ
1. Bố trí đủ thuyền viên theo định biên của tàu biển và bảo đảm thuyền viên phải có đủ điều kiện làm việc trên tàu biển quy định tại khoản 2 Điều 59 của Bộ luật này.
2. Quy định chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên, trừ các chức danh do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
3. Bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt của thuyền viên trên tàu biển theo quy định của pháp luật.
4. Mua bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm bắt buộc khác cho thuyền viên làm việc trên tàu biển theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 71 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp
...
2. Chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu và tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định cho thuyền viên trong quá trình làm việc trên tàu biển.
3. Thuyền trưởng có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra thường xuyên và định kỳ việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động của thuyền viên do chủ tàu lập ra; khắc phục các điều kiện mất an toàn trên tàu và báo cáo chủ tàu.
4. Thuyền viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động do chủ tàu lập ra.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các loại máy, thiết bị của tàu biển có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
Theo đó, chủ tàu biển có trách nhiệm mua bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên làm việc trên tàu biển của mình.
Chủ tàu biển có bắt buộc phải mua bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên không?
Hợp đồng lao động giữa thuyền viên và chủ tàu biển có phải có nội dung về bảo hiểm tai nạn không?
Căn cứ theo Điều 62 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Hợp đồng lao động của thuyền viên
1. Trước khi làm việc trên tàu biển, thuyền viên và chủ tàu phải ký kết hợp đồng lao động.
2. Hợp đồng lao động của thuyền viên phải bao gồm nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động và phải có nội dung sau đây:
a) Việc hồi hương của thuyền viên;
b) Bảo hiểm tai nạn;
c) Tiền thanh toán nghỉ hàng năm;
d) Điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo đó, hợp đồng lao động giữa thuyền viên và chủ tàu biển buộc phải có nội dung về bảo hiểm tai nạn.
Chủ tàu biển có trách nhiệm gì khi trên tàu xảy ra tai nạn lao động hàng hải?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH, trách nhiệm của chủ tàu biển khi trên tàu xảy ra tai nạn lao động hàng hải gồm:
- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.
- Khai báo tai nạn lao động hàng hải theo quy định.
- Giữ nguyên hiện trường những vụ tai nạn lao động hàng hải chết người, tai nạn lao động hàng hải nặng theo nguyên tắc sau:
+ Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì cơ sở phải vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);
+ Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước điều tra theo quy định Thông tư này và được sự đồng ý bằng văn bản Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.
- Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.
- Tạo điều kiện cho người có liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải khi được yêu cầu.
- Thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải để điều tra các vụ tai nạn lao động hàng hải thuộc thẩm quyền theo quy định.
- Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động hàng hải tới tất cả thuyền viên của mình.
- Thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc điều tra tai nạn lao động kể cả việc điều tra lại tai nạn lao động, bao gồm:
+ Dựng lại hiện trường;
+ Chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân;
+ Trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết);
+ Khám nghiệm tử thi;
+ In ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động hàng hải;
+ Phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động hàng hải phục vụ quá trình điều tra tai nạn lao động hàng hải;
+ Tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải.
- Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động hàng hải gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong Biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động hàng hải.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?