Chu kỳ kinh doanh là gì? Hiện nay chủ hộ kinh doanh phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Chu kỳ kinh doanh được hiểu như thế nào? Hiện nay chủ hộ kinh doanh phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Chu kỳ kinh doanh là gì?

Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về định nghĩa thuật ngữ chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên có thể hiểu chu kỳ kinh doanh (business cycle) là hiện tượng sản lượng thực tế dao động lên xuống theo thời gian, xoay quanh sản lượng tiềm năng.

chu kỳ

Hình 1.3 biểu diễn chu kỳ kinh doanh. Các điểm cực đại được gọi là đỉnh (peak), các điểm cực tiểu được gọi là đáy (trough) của chu kỳ. Khoảng cách giữa hai đỉnh hình thành một chu kỳ. Khoảng thời gian này thường không đều nhau, có chu kỳ kéo dài 5-10 năm, nhưng cũng có chu kỳ diễn ra trong vòng một vài năm. Các nhà kinh tế thường chia chu kỳ kinh doanh thành hai giai đoạn chính: suy thoái và mở rộng. Thời kỳ sản lượng sụt giảm từ đỉnh xuống đáy được gọi là thời kỳ thu hẹp sản xuất (contraction), Nếu sản xuất bị thu hẹp không đáng kể thì ta nói sản xuất bị đình trệ. Còn nếu thu hẹp đến mức sản lượng giảm xuống thấp hơn sản lượng tiềm năng thì ta nói nền kinh tế bị suy thoái (recession). Nếu suy thoái kinh tế nghiêm trọng thì có thể dẫn đến khủng hoảng (depression). Thời kỳ sản lượng gia tăng từ đáy lên đỉnh gọi là thời kỳ mở rộng sản xuất (expansion). Nếu sản xuất được mở rộng quá mức, sản lượng cao hơn sản lượng tiềm năng thì thường xảy ra lạm phát cao.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Chu kỳ kinh doanh là gì? Hiện nay chủ hộ kinh doanh phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Chu kỳ kinh doanh là gì? Hiện nay chủ hộ kinh doanh phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Hiện nay chủ hộ kinh doanh phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đang có hiệu lực quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
...

Có thể thấy hiện nay chủ hộ kinh doanh không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tuy nhiên căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 01/7/2025) quy định như sau:

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
...
m) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;
...

Theo đó, từ 1/7/2025 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực đã bổ sung đối tượng là chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ nào?

Căn cứ Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

Loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng;
b) Hỗ trợ chi phí mai táng;
c) Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Hưu trí;
d) Tử tuất;
đ) Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp thai sản;
b) Hưu trí;
c) Tử tuất;
d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
4. Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
5. Bảo hiểm hưu trí bổ sung.

Theo đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

- Ốm đau;

- Thai sản;

- Hưu trí;

- Tử tuất;

- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

Thuật ngữ lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Giao kết hợp đồng lao động là gì? Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động mà các bên tuân thủ là gì?
Lao động tiền lương
Ngành, nghề, công việc đặc thù gồm những gì? Tải mẫu hợp đồng lao động chuẩn nhất ở đâu?
Lao động tiền lương
OT là gì? Thời gian làm OT trong 1 ngày là bao nhiêu giờ? Lương OT là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Thực hiện hợp đồng lao động là gì? Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động các bên có được thay đổi nội dung hợp đồng không?
Lao động tiền lương
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là gì?
Lao động tiền lương
Chính sách giải quyết việc làm là gì? Các chính sách giải quyết việc làm tại Việt Nam cho người lao động hiện nay như thế nào?
Lao động tiền lương
Thất nghiệp tạm thời là gì? Người lao động nào bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Lao động tiền lương
Chu kỳ kinh doanh là gì? Hiện nay chủ hộ kinh doanh phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Lao động tiền lương
Năng suất lao động là gì? Nội quy lao động bắt buộc phải có nội dung năng suất lao động đúng không?
Lao động tiền lương
Thất nghiệp chu kỳ là gì? Nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của Nhà nước như nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ lao động
300 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào