Chốt lịch cấm đường mới nhất tại TPHCM để kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam? Đi làm vào ngày diễu binh 30 4 năm 2025 thì được trả lương như thế nào?
Chốt lịch cấm đường mới nhất tại TPHCM để kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam?
Theo Trang thông tin điện tử Phòng cảnh sát giao thông thành phố Hồ Chí Minh đăng tải tại: csgt-congan.hochiminhcity.gov.vn đề cập đến lịch cấm đường để kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam như sau:
- Tổng hợp luyện lần thứ 2, thứ ba ngày 22/4/2025: Cấm các phương tiện lưu thông, dừng đỗ từ 17h30 ngày 22/4/2025 đến 01h00 ngày 23/4/2025.
- Ngày Sơ duyệt cấp nhà nước, thứ sáu ngày 25/4/2025 (dự phòng thứ bảy ngày 26/4/2025): Cấm các phương tiện lưu thông, dừng đỗ từ 17h30 ngày 25/4/2025 đến 01h00 ngày 26/4/2025 (khung thời gian cấm tương tự nếu Sơ duyệt vào ngày dự phòng).
- Ngày Tổng duyệt cấp nhà nước, Chủ nhật ngày 27/4/2025 (dự phòng Thứ 2 ngày 28/4/2025): Cấm các phương tiện lưu thông, dừng đỗ từ 03h00 đến 12h00 ngày 27/4/2025 (khung thời gian cấm tương tự nếu Tổng duyệt vào ngày dự phòng)
- Ngày Lễ kỷ niệm chính thức, thứ tư ngày 30/4/2025: Cấm các phương tiện lưu thông, dừng đỗ từ 03h00 đến 12h00 ngày 30/4/2025.
Ngoài ra, những tuyến đường cụ thể sẽ bị cấm theo lịch cấm đường trên gồm:
- Cầu Ba Son, hướng từ TP. Thủ Đức sang Quận 1 (bắt đầu từ Ngã ba đường D6 + R12);
- Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (đoạn giáp đường Nguyễn Đình Chiểu đến Nguyễn Hữu Cảnh);
- Đường Đinh Tiên Hoàng (đoạn giáp đường Nguyễn Đình Chiểu đến Lê Duẩn);
- Đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ đường Lê Duẩn đến điểm quay đầu trước số 37 Tôn Đức Thắng);
- Đường Mạc Đĩnh Chi (đoạn từ đường Trần Cao Vân đến Nguyễn Du);
- Đường Hai Bà Trưng (đoạn từ giáp đường Võ Văn Tần đến giáp Lý Tự Trọng);
- Đường Phạm Ngọc Thạch (đoạn từ giáp Vòng xoay Hồ Con Rùa đến Nhà Thờ Đức Bà);
- Đường Pasteur (đoạn từ giáp đường Võ Văn Tần đến giáp Lý Tự Trọng);
- Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (đoạn từ giáp đường Võ Văn Tần đến giáp Lý Tự Trọng);
- Đường Trương Định (đoạn từ giáp đường Võ Văn Tần đến giáp Lý Tự Trọng);
- Đường Nguyễn Du (đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến giáp đường Cách mạng Tháng 8);
- Đường Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn từ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đến giáp Cách mạng Tháng 8);
- Các tuyến đường nằm bên trong vòng giới hạn của các tuyến đường trên như: Lê Duẩn, Nguyễn Văn Chiêm, Lê Quý Đôn, Huyền Trân Công Chúa, Lê Văn Hưu, Hàn Thuyên, Alexandre De Rhodes, Công xã Paris, Đặng Trần Côn, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, Đồng Khởi,…
Xem thêm:
>>>>>>>> Hướng dẫn cách tránh đường cấm Quận 1 và Quận 3
>> Chốt lịch diễu binh 2025, ngày, giờ, địa điểm cụ thể như thế nào?
>> Xem diễu binh 30 4 nên đi bằng phương tiện gì?
>> Thống nhất nghỉ lễ 30 4 sẽ diễu binh vào khung giờ nào?
>> Ngày 30 4 có những tên gọi gì?
>> Ngày 30 4 2025 là ngày bao nhiêu âm?
>> Sáp nhập tỉnh: Thống nhất sẽ chưa thực hiện các chính sách dành cho cán bộ công chức
>> Xem Lễ diễu binh 30 4 trên màn hình led tại những tuyến đường nào?
>> Thống nhất thời gian lịch cấm đường mới nhất
Chốt lịch cấm đường mới nhất tại TPHCM để kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam? (Hình từ Internet)
Đi làm vào ngày diễu binh 30 4 năm 2025 thì được trả lương như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Theo đó, ngày diễu binh được tổ chức vào ngày 30 4 chính là một trong những ngày lễ tết của người lao động.
Bên cạnh đó, tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
...
Như vậy, người lao động đi làm vào ngày diễu binh 30 4 năm 2025 thì được hưởng lương ít nhất 300% chưa kể tiền lương ngày lễ đối với người lao động hưởng lương ngày.
Trường hợp người lao động đi làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Như vậy, người lao động đi làm ngày diễu binh 30 4 năm 2025 sẽ nhận được lương cao hơn so với ngày thường, cụ thể như sau:
- Tăng ít nhất 400% lương nếu làm việc vào ban ngày.
- Tăng ít nhất 490% lương nếu làm việc vào ban đêm. (Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau dựa theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Lao động 2019).
Doanh nghiệp ép buộc người lao động đi làm vào dịp nghỉ lễ 30 tháng 4 thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
...
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, doanh nghiệp ép buộc người lao động đi làm vào dịp nghỉ lễ 30 tháng 4 thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng hoặc 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

- Sửa Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi: Chính thức mức hưởng lương hưu là 45% áp dụng cho đối tượng nào?
- Chốt mức lương mới của CBCCVC và LLVT sau khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu có đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng hay không?
- Ban hành thêm tiêu chí đánh giá, giải quyết nghỉ hưu trước tuổi cho cán bộ công chức viên chức và người lao động thì tiêu chí phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu gì tại Hướng dẫn 01?
- Xem diễu binh 30 4 nên đi bằng phương tiện gì theo khuyến cáo của Phòng cảnh sát giao thông thành phố Hồ Chí Minh? Đi làm vào ngày diễu binh 30 4 năm 2025 thì được trả lương như thế nào?
- Toàn bộ cán bộ công chức phải nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 được sửa đổi bổ sung để chuyển đổi nghề nghiệp có mức ưu tiên thế nào tại Hướng dẫn 01?