Chốt đề xuất tăng lương, phụ cấp cho toàn bộ giáo viên trong cơ sở giáo dục công lập chưa?
Chốt đề xuất tăng lương, phụ cấp cho toàn bộ giáo viên trong cơ sở giáo dục công lập chưa?
Theo Tờ trình 656/TTr-CP của Chính phủ gửi Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo, một trong những điểm mới của dự thảo Luật Nhà giáo so với quy định hiện hành tại các Luật liên quan như Luật Viên chức 2010, Luật Giáo dục 2019, Luật Giáo dục đại học 2012, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, Bộ luật Lao động 2019 chính là về chính sách tiền lương của nhà giáo, cụ thể:
- Chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên. Trong đó, lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
- Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật.
- Nhà giáo tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
- Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác.
- Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng một bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Như vậy, theo Tờ trình 656/TTr-CP của Chính phủ gửi Quốc hội về Dự thảo Luật Nhà giáo, chúng ta thấy rõ rằng chính sách tiền lương cho nhà giáo đã có những thay đổi đáng kể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và ghi nhận vai trò quan trọng của họ trong xã hội.
Ngoài việc đưa ra các đề xuất tăng lương ưu tiên cho nhà giáo, giúp nhà giáo có được mức lương cơ bản cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, Chính phủ quyết định vẫn để nhà giáo tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27.
Song song với đó, nhà giáo cấp học mầm non và những giáo viên làm việc ở các khu vực khó khăn như vùng dân tộc thiểu số, miền núi, bãi ngang, ven biển, hải đảo, cũng như giáo viên tại trường chuyên biệt và thực hiện giáo dục hòa nhập, sẽ được ưu tiên trong chế độ tiền lương và được nhận phụ cấp cao hơn.
Cuối cùng, Chính phủ đề xuất tăng lương khi nhà giáo mới được tuyển dụng, họ sẽ được xếp vào bậc lương cao hơn 01 bậc so với quy định về hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp hiện hành.
>>> Xem Tờ trình 656/TTr-CP: Tại đây
Chính phủ chốt đề xuất tăng lương, phụ cấp cho giáo viên trong cơ sở giáo dục công lập
Quy định về tuổi nghỉ hưu của nhà giáo như thế nào?
Theo đó, một điểm mới của dự thảo Luật Nhà giao được Chính phủ nêu tại Tờ trình 656/TTr-CP là về tuổi nghỉ hưu của nhà giáo.
Theo đó, nhà giáo sẽ có quy định riêng về tuổi nghỉ hưu để phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp. Cụ thể:
- Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
- Nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sĩ và nhà giáo làm việc trong các ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù được hưởng chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn.
Rõ ràng đây là một điểm rất tiến bộ và linh hoạt trong dự thảo Luật Nhà giáo. Nghề giáo viên mầm non thường yêu cầu sức khỏe tốt và sự kiên nhẫn cao, vì vậy việc cho phép họ nghỉ hưu sớm hơn mà không bị trừ lương hưu là một chính sách hợp lý.
Chính sách này không chỉ giúp các giáo viên mầm non có cơ hội nghỉ ngơi mà còn đảm bảo họ không bị thiệt thòi về tài chính, từ đó thu hút thêm nhiều người muốn theo đuổi nghề giáo viên mầm non.
Ngoài ra, việc cho phép các nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sĩ và nhà giáo làm việc trong các ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù được hưởng chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn thể hiện sự ghi nhận đối với kinh nghiệm và kiến thức của họ.
Những nhà giáo này thường đóng góp nhiều cho ngành giáo dục, và việc giữ họ lại lâu hơn có thể giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu.
Chính sách thu hút nhân tài làm nhà giáo như thế nào?
Một trong những điểm mới khác tại dự thảo Luật Nhà giáo được nêu tại Tờ trình 656/TTr-CP là chính sách thu hút nhân tài tham gia tuyển dụng nhà giáo.
Theo đó, tại Tờ trình 656/TTr-CP Chính phủ cho biết, Nhà nước sẽ có chính sách thu hút người có trình độ cao, người có tài năng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có năng khiếu đặc biệt tham gia tuyển dụng làm nhà giáo; nhà giáo đến công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Việc quy định thêm các chính sách thu hút nhân tài tham gia nghề nhà giáo sẽ mở ra cơ hội cho các cán bộ trẻ, những người thường mang đến những ý tưởng mới và sự sáng tạo trong lĩnh vực giáo dục. Họ có thể đóng góp vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên cứu, từ đó tạo ra môi trường học tập năng động và phong phú hơn.
Theo chương trình, dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?